Nội dung
Xây thêm phòng có cần xin phép không? Là câu hỏi phổ biến khi các gia chủ có nhu cầu cải tạo, sửa chữa và cơi nới nhà cũ thường hay thắc mắc.
Trong trường hợp nào khi cải tạo nhà cần xin giấy phép, thủ tục và các quy định liên quan như thế nào? Hãy cùng tham khảo bài viết sau để biết thêm về các thông tin chi tiết.
Xây thêm phòng có cần xin phép không?
Đối với tất cả các công trình cải tạo, sửa chữa, xây thêm có thay đổi kết cấu cơ sở hạ tầng thì đều bắt buộc phải xin cấp phép xây dựng.
Những công trình sửa phòng, ngăn phòng không làm thay đổi kết cấu cơ sở hạ tầng thì không cần phải xin giấy phép xây dựng.
Những công trình xây thêm, nới rộng diện tích bắt buộc phải xin giấy phép sửa chữa theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ xin cấp phép xây dựng, sửa chữa
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo mẫu tại Phụ lục số 1 Thông tư này.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai.
- Bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính hai bộ bản vẽ thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt theo quy định của pháp luật về xây dựng, mỗi bộ gồm:
– a) Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất tỷ lệ 1/50 – 1/500 kèm theo sơ đồ vị trí công trình;
– b) Bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình tỷ lệ 1/50 – 1/200;
– c) Bản vẽ mặt bằng móng tỷ lệ 1/50 – 1/200 và mặt cắt móng tỷ lệ 1/50 kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống thoát nước mưa, xử lý nước thải, cấp nước, cấp điện, thông tin tỷ lệ 1/50 – 1/200.
Trường hợp thiết kế xây dựng của công trình đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định, các bản vẽ thiết kế quy định tại Khoản này là bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp các bản vẽ thiết kế xây dựng đã được cơ quan chuyên môn về xây dựng thẩm định.
- Đối với công trình xây chen có tầng hầm, ngoài các tài liệu quy định tại Khoản 1, 2, 3 Điều này, hồ sơ còn phải bổ sung bản sao hoặc tệp tin chứa bản chụp chính văn bản chấp thuận biện pháp thi công móng của chủ đầu tư đảm bảo an toàn cho công trình và công trình lân cận.
- Đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết của chủ đầu tư bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
Thủ tục xin giấy phép xây thêm tầng, xây thêm phòng
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Căn cứ theo Điều 96 Luật Xây dựng năm 2014 và Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ xin giấy phép xây thêm tầng, xây thêm phòng bao gồm các loại giấy tờ sau:
(1) Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa, cải tạo công trình, nhà ở riêng lẻ theo Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
(2) Một trong những giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu, quản lý, sử dụng công trình, nhà ở riêng lẻ theo quy định của pháp luật.
(3) Bản vẽ hiện trạng của các bộ phận công trình dự kiến sửa chữa, cải tạo đã được phê duyệt theo quy định có tỷ lệ tương ứng với tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa, cải tạo và ảnh chụp (kích thước tối thiểu 10 x 15 cm) hiện trạng công trình và công trình lân cận trước khi sửa chữa, cải tạo.
(4) Hồ sơ thiết kế sửa chữa, cải tạo tương ứng với mỗi loại công trình theo quy định tại Điều 43 hoặc Điều 46 Nghị định 15/2021/NĐ-CP.
Bước 2: Tiếp hành nộp hồ sơ tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã cấp giấy phép xây dựng nhằm mục đích yêu cầu điều chỉnh lại giấy phép xây dựng.
Bước 3: Ủy ban nhân dân cấp huyện tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, UBND cấp giấy phép cho chủ đầu tư, sau đó chủ đầu tư tiến hành nộp lệ phí theo quy định. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, UBND ra thông báo gửi chủ đầu tư chỉnh sửa, bổ sung hồ sơ.
Lưu ý về xử phạt khi cải tạo sửa chữa không có giấy phép xây dựng
Căn cứ theo Khoản 7 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP quy định xử phạt vi về trật tự xây dựng trong đó có hành vi liên quan đến xây dựng thêm tầng, xây thêm phòng không công khai hay không có giấy phép bị xử phạt như sau:
Đối với trường hợp không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công:
“2. Xử phạt đối với hành vi không công khai giấy phép xây dựng tại địa điểm thi công xây dựng trong suốt quá trình thi công như sau:
- a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.”
– Đối với hành vi không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng:
“3. Xử phạt đối với hành vi không thực hiện thủ tục để điều chỉnh, gia hạn giấy phép xây dựng như sau:
- a) Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
- b) Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
- c) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.“
– Đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng
“7. Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
– Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
– Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng“.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng