Nội dung
Thiết kế tầng hầm để xe cho nhà ống, nhà phố thế nào để đảm bảo về mặt kỹ thuật, giúp tối ưu công năng và đảm bảo được tính an toàn, bền vững cho toàn bộ công trình là câu hỏi mà rất nhiều gia chủ đang muốn xây nhà có tầng hầm quan tâm.
Hôm nay, Kiến Vàng sẽ giúp các gia chủ giải đáp các thắc mắc này một cách triệt để. Vì vậy đừng vội bỏ qua bài viết này nhé, đặc biệt là với những ai đang chuẩn bị xây nhà có hầm để xe.
Tại sao bạn nên thiết kế nhà có tầng hầm?
Tầng hầm trong thiết kế nhà phố có thể được sử dụng để làm nơi để xe hoặc làm nhà kho rất tiện dụng. Cách thiết kế này giúp ngôi nhà của bạn gia tăng diện tích sử dụng. Đặc biệt phù hợp với những gia đình có xe hơi hoặc những ngôi nhà xây dựng kết hợp ở với kinh doanh, hoặc cho thuê văn phòng.
Ngoài ra, thiết kế này còn giúp ngôi nhà thêm phần hiện đại, thể hiện đẳng cấp riêng của gia đình. Sự phân tách rõ ràng khu vực để xe và khu vực sinh hoạt giúp tránh tình trạng ẩm thấp, mùi xe làm ảnh hưởng đến sinh hoạt.
Những lưu ý khi thiết kế tầng hầm để xe cho nhà phố, nhà ống
Một vài lưu ý mà bạn cần biết trước khi thiết kế tầng hầm để xe cho ngôi nhà phố của bạn
Cân nhắc chọn thiết kế hầm chìm, bán hầm hay chọn tầng trệt làm nơi để xe
Nếu xét về mục đích xây dựng gara để xe thì ngoài tầng hầm bạn vẫn có thể chọn bố trí gara ở ngay tầng trệt. Thậm chí thiết kế này còn dễ dàng và không đòi hỏi kỹ thuật cao như thiết kế tầng hầm. Tuy nhiên với nhu cầu mở rộng không gian và tăng sự đẳng cấp cho ngôi nhà thì phương án này không hiệu quả bằng.
Vậy nếu bạn đã quyết định sẽ xây dựng tầng hầm làm nơi để xe thì phương án xây hầm chìm hay bán hầm mới thực sự là hiệu quả nhất?
Dành cho những ai chưa biết thì tầng bán hầm được hiểu là tầng mà một nửa chiều cao của nó nằm trên hoặc ngang với cốt mặt đất công trình theo quy hoạch đã được duyệt. Còn tầng hầm chìm là tầng mà hơn một nửa chiều cao của nó được nằm dưới cốt mặt đất công trình theo quy hoạch được duyệt.
Về thiết kế, hầm chìm sẽ giúp ngôi nhà kín gió hơn, ngược lại bán hầm lại giúp ngôi nhà thoáng khí hơn, rất phù hợp với điều kiện thời tiết tại Việt Nam. Vì vậy bán hầm là lựa chọn luôn được ưu tiên trong các thiết kế nhà ống, nhà phố hiện nay.
Hệ thống chiếu sáng ở tầng hầm
Với thiết kế bán hầm, ánh sáng tự nhiên được tận dụng một phần trong thiết kế ánh sáng, tuy nhiên nó chỉ ở mức hỗ trợ, bạn cần lưu ý về thiết kế hệ thống chiếu sáng để đảm bảo công tác an ninh và việc sử dụng được thuận tiện nhất.
Xử lý mùi ở hầm xe
So với việc bố trí gara xe chung tầng với khu vực sống thì thiết kế hầm xe riêng đã giúp không gian sống trong nhà thoáng đãng hơn, hạn chế hơn mùi xe, mùi khói bụi, làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, vấn đề xử lý mùi ở hầm xe cũng cần được quan tâm, để hầm xe không gặp tình trạng ẩm thấp, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm mốc phát triển, gây ra mùi khó chịu cho hầm xe.
Nền và vách trần
Khi thiết kế nhà phố có tầng hầm để xe cần lưu ý tường và trần của hầm nên trát phẳng, sử dụng loại sơn dễ lau chùi, chống bám bẩn. Sàn sử dụng vật liệu có độ chống mài mòn và chống trơn, và đặc biệt là dễ cọ rửa.
Nền và vách đều phải đổ bê tông cốt thép với độ dày 20cm. Công đoạn chống thấm cần phải được xử lý kỹ lưỡng.
Hệ thống thoát nước
Vị trí hầm xe luôn thấp hơn mặt đường vì vậy mà hệ thống thoát nước ở hầm xe cần được lưu ý nhiều hơn, đặc biệt là khi Việt Nam có lượng mưa rất lớn, đồng thời hệ thống thoát nước chung lại chưa thực sự hiệu quả.
Tiêu chuẩn thiết kế tầm hầm để xe cho nhà ống, nhà phố
Hầm xe là một phần kiến trúc quan trọng, cần tuân theo các tiêu chuẩn về thiết kế để đảm bảo sự an toàn, bền vững cho tổng thể ngôi nhà. Dưới đây là 3 tiêu chuẩn quan trọng nhất.
Quy định về thiết kế thi công nhà phố có tầng hầm để xe
Thực tế là không phải nhà phố nào cũng đủ điều kiện để xây dựng hầm xe. Chỉ những ngôi nhà đảm bảo các tiêu chí dưới đây mới được thiết kế thi công tầng hầm để xe.
- Vị trí đường đi xuống hầm cách ranh lộ giới ít nhất 3m và có độ dốc 15% so với mặt đường.
- Nhà ở liền kề có mặt tiền xây dựng giáp đường lộ giới <6m thì Không được thiết kế tầng hầm có lối lên xuống dành cho ô tô.
- Độ dốc khoảng từ 20 – 25% đối với những nhà phố ngắn, có diện tích hẹp và không có sân. Thông thường cứ vào 1m thì nền sẽ thấp xuống 25cm
- Diện tích hầm xe ô tô phải có chiều dài ít nhất 5m.
Tiêu chuẩn về kích thước
- Phần nổi của tầng hầm tính đến sàn tầng trệt không được cao quá 1,2m so với độ cao của vỉa hè hiện hữu.
- Kích thước tối thiểu khi thiết kế tầng hầm là 3m x 5m đối với xe 4 chỗ loại nhỏ, hoặc 3 m x 5,5 m đối với xe 4 chỗ loại thân dài.
- Để đảm bảo phù hợp với chiều cao của xe, tầng hầm phải có chiều cao tối thiểu là 2,2 mét. Chiều cao của đường dốc hầm cũng tương ứng tối thiểu là 2,2m để giúp xe lưu thông lên xuống hầm dễ dàng.
Quy định tiêu chuẩn độ dốc xuống hầm
- Độ dốc của tầng hầm (ram dốc) không quá 15%-20% so với chiều sâu của hầm. Ví dụ, hầm sâu 1m thì chiều dài của dốc tối thiểu là 6m. Cứ đi vào 1m thì nền sẽ thấp xuống 25cm.
- Kích thước độ dốc của hầm tối thiểu là 3.5m. Ram dốc phải cách lộ giới tối thiểu 3m để tránh trường hợp ô tô gầm thấp bị chạm gầm khi lên xuống. Đồng thời phải đảm bảo tầm nhìn cho các phương tiện và người tham gia giao thông trên đường cạnh tầng hầm.
Như vậy, thiết kế nhà có tầng hầm đỏi hỏi rất cao về tính kỹ thuật, cần được tư vấn, thiết kế và thi công bởi đơn vị có chuyên môn, tay nghề và cả kinh nghiệm thực tế để đảm bảo công trình xây dựng đạt các tiêu chuẩn về chất lượng, thẩm mỹ và công năng.
Liên hệ ngay với Kiến Vàng nếu bạn đang cần tìm một đơn vị uy tín, chuyên thiết kế thi công nhà có tầng hầm để xe.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng