Nội dung
- 1 Ý tưởng thiết kế nội thất phòng bếp đẹp
- 2 Phong cách thiết kế nội thất nhà bếp
- 3 Bố cục không gian
- 4 Vật liệu nội thất
- 5 Xác định nội thất cần có cho nhà bếp
- 6 Màu sắc nội thất và ánh sáng
- 7 Hệ thống thông gió hút mùi cho nhà bếp
- 8 Trang trí phụ kiện cho nội thất nhà bếp
- 9 Nội thất bếp cho không gian nhỏ
- 10 Phong thủy khi thiết kế nội thất nhà bếp
Trong văn hóa Á Đông, căn bếp không chỉ đóng vai trò là một khu vực chức năng của ngôi nhà, nó còn mang giá trị tinh thần rất lớn. Dù là công năng sử dụng, hay yếu tố phong thủy thì người Việt Nam cũng rất chú trọng đến các thiết kế nội thất nhà bếp.
Đặc biệt, thông qua không gian nhà bếp, gia đình còn có thể gắn kết tình cảm, góp phần tạo nên thói quen sinh hoạt lành mạnh, thể hiện phong cách sống của gia chủ.
Và, làm như thế nào để có thể sử hữu một thiết kế nội thất nhà bếp đẹp, hiện đại, phù hợp với nhu cầu sinh hoạt thực tế của gia đình. Hãy cùng Xây Dựng Kiến Vàng tham khảo qua 10 lưu ý quan trọng trong bài viết này nhé.
Ý tưởng thiết kế nội thất phòng bếp đẹp
Trước khi bắt tay vào thực hiện một phương án thiết kế nội thất bất kỳ, bạn cần có ý tưởng chủ đạo và trao đổi thật kỹ với các KTS để có được phương án tối ưu nhất.
Ý tưởng thiết kế nội thất phòng bếp cũng vậy, bạn cần xác định các yếu tố sau:
- Nhu cầu sử dụng thực tế của gia đình.
- Diện tích xây dựng.
- Chi phí xây dựng.
- Chi phí cho nội thất.
- Số lượng vật dụng cần có.
- Phong cách chủ đạo.
Khi bạn xác định được ý tưởng thiết kế, bạn sẽ tránh được các phát sinh hoặc thay đổi trong quá trình thi công và hoàn thiện nội thất căn bếp của gia đình.
Phong cách thiết kế nội thất nhà bếp
Phong cách thiết kế cho căn bếp thường sẽ đi theo phong cách chủ đạo của ngôi nhà, việc xuyên suốt một chủ đề cho tất cả các không gian sẽ giúp ngôi nhà có sức sống, tạo được sự liên kết và các không gian mang cảm giác hài hòa hơn. Bạn có thể tham khảo các phong cách thiết kế nhà bếp như:
- Hiện đại.
- Cổ điển.
- Tối giản.
- Tân cổ điển.
- Đương đại.
- Retro hoặc vintage
Tùy vào nhu cầu và sử thích của gia đình để lựa chọn phong cách phù hợp. Việc nấu nướng trong một không gian yêu thích không chỉ mang lại nguồn cảm hứng cho người nội trợ, mà còn giúp không gian trở nên ấm cúng hơn trong sinh hoạt của gia đình.
Bố cục không gian
Bất kỳ một không gian sinh hoạt nào trong ngôi nhà cũng cần phân chia bố cục, vị trí hợp lý. Bạn nên cùng KTS tính toán diện tích tổng của căn bếp, sau đó tùy thuộc vào nhu cầu sử dụng của gia đình để lựa chọn xây bếp theo hình dạng chữ L hay chữ I, có thêm quầy bar hay không, đảo bếp bố trí ra sao?
Những điều này sẽ giúp cân bằng giữa các tỉ lệ, đáp ứng được tối đa công năng sử dụng của căn bếp và còn giúp đảm bảo các yêu cầu về tính thẩm mỹ của không gian.
Vật liệu nội thất
Ngày nay, chúng ta có rất nhiều lựa chọn về nguyên vật liệu cho nội thất nhà bếp, những mẫu tủ kệ được làm từ gỗ công nghiệp vừa có giá thành thấp, vừa đa dạng về mẫu mã. Hay những mặt bếp bằng đá phù hợp với nhiều phong cách khác nhau, gia chủ có thể lựa chọn thoải mái.
Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là bạn hãy lựa chọn theo tiêu chí:
- Có tuổi thọ cao, bền.
- Có giá tiền phù hợp với ngân sách đầu tư của gia đình.
- Dễ vệ sinh và lau chùi.
- Mẫu mã đơn giản, dễ lắp đặt.
- Lựa chọn những loại vật liệu thân thiện với môi trường.
Xác định nội thất cần có cho nhà bếp
Việc xác định được số lượng, cũng như những món nội thất cần có sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi mua sắm, tránh mua thiếu và tránh phát sinh những khoản không đáng có.
Đa phần nội thất nhà bếp sẽ có những vật dụng cơ bản sau:
- Tủ bếp, kệ bếp.
- Đảo bếp.
- Bộ bàn ăn.
- Các thiết bị bếp nấu.
- Máy hút khói và hút mùi.
- Các thiết bị điện tử như tủ lạnh, lò nướng, máy rửa chén,…
- Hệ thống bồn rửa.
Màu sắc nội thất và ánh sáng
Màu sắc và ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến thẩm mỹ và công năng của nhà bếp. Đối với xu hướng thiết kế nội thất hiện đại thì những gam màu trung tính tự nhiên, màu gỗ, vân đá là những màu sắc cơ bản được sử dụng nhiều.
Tuy nhiên nếu bạn yêu thích sự phá cách thì những tone màu tương phản, cường điệu và có chút phóng khoáng cũng sẽ mang lại những trải nghiệm thú vị cho không gian này.
Đồng thời, việc bố trí đèn chiếu sáng nhà bếp đúng cách sẽ giúp cho mọi người trong nhà có những phút giây thư giãn và tăng tính thẩm mỹ cho tổng thể ngôi nhà. Ngoài hệ thống đèn điện được tính toán lắp đặt, bạn nên tận dụng thêm ánh sáng tự nhiên để khu vực bếp nấu và bồn rửa bát được chiếu sáng đầy đủ, để người nội trợ dễ dàng thao tác hơn trong khi nấu nướng.
Hệ thống thông gió hút mùi cho nhà bếp
Một hệ thống hút mùi cho bếp cần có các thiết bị thiết yếu sau:
- Quạt cấp gió tươi, hút gió thải.
- Chụp hút mùi
- Hệ thống đường ống gió thải, đường ống gió tươi.
- Phụ kiện đường ống gió: van một chiều, van chặn lửa.
Các thiết kế thông gió, hút mùi cho nhà bếp sẽ giúp không khí trong nhà luôn được lưu thông, tránh việc căn nhà bị ám mùi thức ăn, đặc biệt là những căn bếp nhỏ ở nhà phố, nhà ống, hoặc các căn bếp liền kề với phòng khách như bếp ở chung cư.
Trang trí phụ kiện cho nội thất nhà bếp
Sắp xếp, trang trí nội thất nhà bếp hợp lý là cách để bạn có được một không gian nấu nướng lý tưởng, đảm bảo được tính thẩm mỹ và tiện nghi. Ngoài việc lựa chọn đúng các vật liệu cho sàn, tủ kệ, bộ bàn ăn, bạn cần lưu ý đến những phụ kiện đi kèm cho không gian bếp như nồi, chảo, ly, cốc, tách, chén đĩa,…
Phụ kiện nhà bếp cần được đầu tư vừa đủ để thuận tiện cho việc sắp xếp nội thất nhà bếp, vừa đáp ứng được nhu cầu sử dụng. Tối giản phụ kiện nhà bếp sẽ giúp căn bếp của bạn trở nên rộng rãi, thông thoáng hơn.
Các mẫu chén đĩa, ly tách chủ yếu được làm từ chất liệu sứ trắng hoặc có kèm họa tiết, viền đen, màu xanh bạc hà, một số mẫu ly là thủy tinh cao cấp, sẽ là lựa chọn phù hợp vì chúng có độ bền cao, an toàn với sức khỏe của người sử dụng và đa dạng mẫu mã.
Nội thất bếp cho không gian nhỏ
Đa số đối với các không gian nhỏ như chung cư, nhà phố hiện nay, các KTS sẽ lựa chọn thiết kế mở cho căn bếp và phòng khách được nối thông với nhau.
Một số ngôi nhà có diện tích rộng hơn thì có thể sử dụng thêm một vách ngăn nhỏ để ngăn cách hai không gian với nhau, không nên tách biệt sẽ dẫn đến sự bí bách không gian sống và tăng thêm chi phí đầu tư.
Bên cạnh đó, để căn bếp thêm thông thoáng, rộng rãi, bạn cũng nên chọn những mẫu thiết kế nhà bếp nhà ống hoặc nội thất bếp cho chung cư đơn giản, có bề mặt thẳng và phẳng, không nên sử dụng những mẫu tủ bếp hay các món đồ khác có nhiều chi tiết sẽ tạo cảm giác chật chội cho căn nhà.
>>> Có thể bạn sẽ thích: Khám phá những mẫu thiết kế bếp có quầy bar tiện nghi và sang trọng
Phong thủy khi thiết kế nội thất nhà bếp
Đối với người Việt, yếu tố phong thủy trong khi xây nhà là điều không thể thiếu, đặc biệt là với không gian nhà bếp. Sau đây là những yêu cầu cơ bản bạn có thể tham khảo khi lên ý tưởng thiết kế nội thất nhà bếp cùng với KTS.
- Nhà bếp nên được đặt ở vị trí tọa hung hướng cát.
- Không nên đặt bếp ngược với hướng nhà.
- Bếp đặt ở vị trí tránh được gió.
- Cửa bếp không được đối diện với cửa phòng ngủ.
- Kiêng kỵ góc nhọn chiếu thẳng vào bếp.
- Cửa nhà bếp không đối diện với cửa nhà vệ sinh.
- Giữ nhà bếp luôn khô ráo, sạch sẽ.
- Thờ Táo Quân ngay trên bếp nấu ăn.
- Không được đặt bồn rửa bát cạnh, đối diện bếp.
- Không được đặt hũ gạo ở hướng Đông, hoặc quá cao.
- Đặt tủ lạnh ở hướng Bắc, Đông Nam.
Hy vọng rằng, với 10 lưu ý khi thiết kế nội thất nhà bếp mà Xây Dựng Kiến Vàng đã cung cấp sẽ mang lại những thông tin hữu ích cho bạn. Đây sẽ là cẩm nang quan trọng giúp bạn có thêm ý thiết kế được căn bếp hoàn hảo và ưng ý nhất.
>>> Xem thêm những ý tưởng thiết kế nội thất nhà đẹp với tủ bếp tiện nghi, khoa học tại đây.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng