Nội dung
Thiết kế móng nhà 2 tầng – Công tác quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng, sự bền vững và an toàn của toàn bộ ngôi nhà. Việc quyết định nên lựa chọn móng băng, móng đơn, móng bè hay móng cọc cho nhà 2 tầng sẽ phụ thuộc vào hai tiêu chí chính là tải trọng công trình và điều kiện nền.
Móng nhà là một bộ phận của ngôi nhà, không thể quan sát bằng mắt khi ngôi nhà đã hoàn thiện nhưng nó lại đóng vai trò nâng đỡ ngôi nhà, kết nối các kết cấu chịu lực bên trên như cột, tường… , đảm bảo sự kiên cố và bền vững của công trình.
Nếu bạn đang chuẩn bị xây nhà, cụ thể là nhà 2 tầng, bạn sẽ cần hiểu hơn về loại móng thực sự phù hợp với quy mô xây dựng của bạn. Với bài viết này, Kiến Vàng sẽ giúp bạn lựa chọn loại móng phù hợp nhất dựa trên chuyên môn và kinh nghiệm 10 năm trong mảng thiết kế và xây dựng nhà ở của chúng tôi. Vì thế, hãy dành thời gian để theo dõi bài viết nhé.
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến thiết kế móng nhà 2 tầng?
Trước khi trả lời câu hỏi “Nên chọn móng băng, móng cọc, móng bè hay móng đơn cho nhà 2 tầng? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một chút về các yếu tố có ảnh hưởng đến việc lựa chọn thiết kế móng.
Yếu tố tải trọng công trình
Kết cấu móng nhà 2 tầng là bộ phận kết cấu kỹ thuật xây dựng nằm dưới cùng của công trình, chịu sức ép của các tầng xây dựng phía trên. Vì thế việc lựa chọn loại móng sẽ phụ thuộc vào tải trọng của công trình nhà 2 tầng. Với những công trình có quy mô, chiều cao nhà, chiều cao từng tầng lớn, trọng tải của các vật liệu xây dựng cao thì yêu cầu về móng sẽ càng phức tạp và đòi hỏi khả năng chịu tải cao hơn.
Tuy nhiên, so với những kiến trúc nhà 3 tầng, 4 tầng, 5 tầng, nhà 2 tầng thường có tải trọng ở mức trung bình, vì thế, việc lựa chọn loại móng sẽ phụ thuộc nhiều hơn vào địa chất của khu vực xây dựng, tức yếu tố nền công trình.
Yếu tố nền công trình (địa chất)
Trước khi xây nhà, công tác khảo sát địa chất là không thể thiếu, nhằm tránh các vấn đề xấu có thể xảy ra trong tương lai như sụt, lún, gây nứt tường, hư hại kết cấu, ảnh hưởng đến sự bền vững của công trình và sự an toàn của người sử dụng. Tùy vào tình hình địa chất công trình mà các phương án xây dựng móng nhà 2 tầng sẽ được thiết kế cho phù hợp.
Khi ngôi nhà được xây dựng trên một khu vực có địa chất cứng cáp, việc lựa chọn móng nhà sẽ vô cùng đơn giản và ngược lại. Một vài trường hợp cụ thể khi thiết kế móng nhà 2 tầng tùy thuộc vào nền đất như:
- Nếu nền móng nhà 2 tầng tốt: Có thể sử dụng móng gạch xây, đá xây, hay bê tông đá hộc.
- Nếu nền móng nhà 2 tầng có lớp đất yếu rất dày thì thường sử dụng móng bè cùng với cọc ma sát đóng xuống sâu, ta có thể dùng biện pháp xử lý nền bằng cách làm chặt đất dưới sâu ( không sử dụng cách làm chặt đất trên mặt), không sử dụng đệm cát, đệm đất.
- Nếu nền có lớp trên yếu nhưng lớp dưới tốt: Ta phải thay lớp đất yếu bằng đệm cát, đệm đất hay làm chặt đất trên mặt rồi xây móng cọc tre, cọc tràm.
- Nếu nền có lớp đất tốt, lớp dưới yếu: Có thể cân nhắc sử dụng móng bè.
Yếu tố khác
Một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc lựa chọn kết cấu móng nhà 2 tầng, như kế hoạch nâng cấp nhà trong tương lai. Nếu bạn có ý định sẽ nâng tầng nhà phố, từ 2 tầng lên 3 hoặc 4 tầng trong tương lai, hãy chuẩn bị phương án thiết kế móng nhà 2 tầng cho phù hợp. Vì khi nâng tầng, tải trọng của công trình sẽ thay đổi, mặt khác, kết cấu móng là phần rất khó để sửa chữa, nâng cấp nhà.
Xây nhà 2 tầng nên chọn loại móng nào? Móng đơn, móng băng, móng bè hay móng cọc?
Nhà 2 tầng có thể dùng rất nhiều loại móng khác nhau, bao gồm móng băng, móng cọc, móng bè, móng đơn. Nhưng phổ biến nhất là móng băng vì sự phù hợp trong các yêu cầu về khả năng chịu lực, đồng thời giá thành của loại móng này cũng khá hợp lý, phù hợp với điều kiện tài chính của nhiều gia chủ.
Móng băng – Kết cấu móng được sử dụng phổ biến nhất trong xây nhà 2 tầng
Đây là một trong những loại móng điển hình, được sử dụng phổ biến trong những công trình có tải trọng trung bình, đặc biệt là loại hình nhà 2 tầng. Với đặc điểm chiều dài móng lớn so với chiều rộng, nó phù hợp cả với những vùng có địa chất kém và các loại địa chất thông thường.
Nhà 2 tầng dùng móng băng ở dưới nhà, dưới tường và dãy cột. Có 3 loại móng băng là: Móng băng kết hợp, Móng băng cứng và Móng băng mềm. Việc chọn lựa loại móng băng nào cho công trình còn phụ thuộc vào nền đất cũng như phương án thiết kế cụ thể của KTS.
Ưu & nhược điểm của móng băng
Để trả lời cho lý do vì sao móng băng lại là sự lựa chọn hàng đầu được nhiều KTS lựa chọn, hãy cùng xem qua một vài ưu nhược điểm của móng băng trong xây dựng nhà 2 tầng.
Ưu điểm
- Hỗ trợ cho sự liên kết giữa tường và cột chắc chắn hơn theo phương thẳng đứng. Hạn chế được hiện tượng lún lệch giữa các cột.
- Giảm áp lực tại vị trí đáy móng hiệu quả.
- Truyền tải trọng của công trình xuống nền đất được đều và ổn định hơn.
- Có thể áp dụng tại một số nơi có địa chất xấu, tính ổn định kém.
- Biện pháp thi công móng khá đơn giản, tiết kiệm chi phí.
Nhược điểm
- Chiều sau của móng băng nhỏ nên có tính ổn định, chống lật, chống trượt kém.
- Lớp đất bề mặt có sức chịu tải kém, làm ảnh hưởng đến sức chịu tải chung của nền móng.
- Người ta không sử dụng móng băng trên các nền đất có địa hình xấu, yếu, nhiều bùn, đất ao, gần hồ, sông, đất đồi, đất ruộng…
Thiết kế móng nhà 2 tầng trên đất ao, đất cạnh hồ sông
Như đã nói ở trên, nhược điểm của móng băng là không thể sử dụng trong điều kiện địa hình xấu, yếu, cụ thể là đất ở khu vực ao, đất cạnh hồ sông. Biện pháp móng thay thế cho công trình nhà 2 tầng ở những nơi này là sử dụng móng cọc. Loại móng được đặt trên các đầu cọc tạo thành các nhóm liên kết với đài và giằng móng, tạo thành khối móng vững chắc.
Thiết kế móng nhà 2 tầng trên đất ruộng, đồi núi
Đối với khu vực đất ruộng, đồi núi thì lựa chọn tối ưu hơn là móng bè khi. Loại móng được cấu tạo chủ yếu từ bê tông, bê tông cốt thép, tạo nên sự kiên cố và chắc chắn cho toàn bộ công trình nhà ở. Đồng thời, giữ được sự cố định cho giằng móng trong thời gian dài.
Ngoài móng bè, móng cọc cũng được xem xét sử dụng với khu vực đất ruộng, đồi núi. Tùy theo địa chất để chọn loại cọc phù hợp như: cọc bê tông, cọc đất vôi và cọc đất xi măng.
Thiết kế móng nhà 2 tầng trên nền địa chất tốt, đất cứng
Móng đơn được sử dụng trong thiết kế và thi công nhà 2 tầng với các điều kiện địa chất tốt, đất cứng và nằm trên nền đất đá. Giải pháp này sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí xây dựng nhà, nên rất được khuyến khích sử dụng trong điều kiện địa chất lý tưởng nhất.
Lưu ý khi thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng
Với kinh nghiệm thiết kế, thi công xây dựng nhà ở nhiều năm, các chuyên gia của Kiến Vàng có một vài lưu ý nhỏ dành cho các gia chủ đang chuẩn bị xây nhà 2 tầng, nhằm giúp bạn lựa chọn một kết cấu móng phù hợp nhất.
Khảo sát địa chất trước khi lựa chọn phương án thiết kế móng
Như những gì đã đề cập ở trên, địa chất là yếu tố quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến việc thiết kế kết cấu móng nhà 2 tầng, vì thế đừng bỏ qua khâu khảo sát địa chất trước khi quyết định phương án xây dựng móng.
Tuân thủ nguyên tắc thiết kế, yêu cầu kỹ thuật và bản vẽ thiết kế móng nhà 2 tầng
Với từng loại móng khác nhau, các yêu cầu về kỹ thuật thi công là khác nhau. Trong đó, các tiêu chuẩn thiết kế kế bản vẽ móng nhà 2 tầng cần tuân thủ gồm:
- Tiêu chuẩn kích thước bản vẽ móng
- Tiêu chuẩn khoảng cách bố trí cột dầm, móng, đai thép trong bản vẽ móng
- Tiêu chuẩn về các thông số kỹ thuật vật liệu, nguyên liệu
>>> Tham khảo các ý tưởng thiết kế nhà đẹp và đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật tại Kiến Vàng.
Lựa chọn vật liệu thi công chất lượng
Chúng ta dường như đã hiểu khá rõ ràng về vai trò của móng nhà trong việc tạo nên chất lượng, tuổi thọ của công trình, và hơn hết, kết cấu móng không dễ dàng sửa chữa, cải tạo nếu có vấn đề. Vì thế, chất lượng móng cần được quan tâm hàng đầu, đặc biệt là chất lượng của vật tư thi công móng, như sắt thép, xi măng, đá, gạch, cát…
Lựa chọn đơn vị thi công có kinh nghiệm và năng lực tay nghề cao
Song song với giải pháp móng phù hợp, kinh nghiệm, năng lực tay nghề của đơn vị thi công cũng là một tiêu chí quan trọng quyết định chất lượng của công trình xây dựng nhà 2 tầng nói chung và phần móng nói riêng.
Để đánh giá một đơn vị nhà thầu có uy tín và năng lực không, bạn có thể xem xét một vài yếu tố như:
- Bề dày trong kinh nghiệm thi công xây dựng nhà ở.
- Tác phong làm việc, quy trình triển khai dịch vụ, tính pháp lý, cam kết rõ ràng, hợp đồng chặt chẽ.
- Chất lượng những công trình đã hoàn thành.
- Giá thành hợp lý, sự minh bạch trong báo giá.
Chú ý giám sát quá trình thi công
Dù bạn sử dụng dịch vụ thi công trọn gói hay khoán một phần, công tác giám sát đều rất quan trọng. Ngoài kỹ sư giám sát, bạn cũng nên sắp xếp người nhà giám sát thi công công trình để đảm bảo xây dựng đúng bản vẽ và tiến độ thi công.
>>> Xem thêm: Tổng hợp thiết kế mặt bằng nhà 2 tầng đầy đủ công năng sử dụng
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng