Nội dung
- 1 Lưu ý trước khi thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng
- 1.1 Diện tích nhà xưởng
- 1.2 Mặt hàng xưởng sản xuất
- 1.3 Phương pháp thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng phổ biến hiện nay
- 1.4 Hệ thống thông gió nhà xưởng tự nhiên
- 1.5 Hệ thống thông gió nhà xưởng không sử dụng kênh dẫn gió
- 1.6 Hệ thống thông gió sử dụng kênh dẫn gió
- 1.7 Hệ thống thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng
- 1.8 Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng hơi nước
- 1.9 Thiết kế hệ thống thông gió cho nhà xưởng tự nhiên
Thiết kế hệ thống thông gió cho nhà xưởng giúp giải quyết các vấn đề về ô nhiễm không khí, tạo được môi trường làm việc thuận tiện cho công nhân. Đồng thời việc lắp đặt hệ thống làm thông gió cho nhà xưởng sẽ giúp loại bỏ các chất độc hại trong không khí, mang đến không gian làm việc trong lành, thoáng đãng, từ đó bảo vệ được sức khỏe cho công nhân làm việc tại xưởng.
Lưu ý trước khi thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng
Để thiết kế thành công hệ thống thông gió cho nhà xưởng cho doanh nghiệp, chúng ta cần phải xác định các tiêu chí đặt ra ban đầu.
Diện tích nhà xưởng
Một lưu ý dành cho các doanh nghiệp muốn lắp đặt hệ thống thông gió cần phải căn cứ vào diện tích của nhà xưởng. Vì đây là nơi có diện tích rộng nên khi lựa chọn hệ thống thông gió làm mát cần phải tính toán bao quát đủ sô lượng thiết bị để hệ thống vận hành đạt hiệu quả.
Mặt hàng xưởng sản xuất
Căn cứ vào mặt hàng mà xưởng đang sản xuất để lựa chọn hệ thống làm mát phù hợp, đặc biệt với các mặt hàng sản xuất như linh kiện điện tử thường sử dụng máy móc thiết bị sinh ra lượng nhiệt lớn. Do vậy, nhà xưởng loại này cần phải chọn hệ thống thông gió có công suất lớn hoặc tăng thêm lượng thiết bị để tăng khả năng làm mát.
Phương pháp thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng phổ biến hiện nay
Tùy vào loại hình nhà xưởng, chi phí bỏ ra mà doanh nghiệp có thể lựa chọn cho mình một hệ thống thông gió phù hợp. Dưới đây là 4 loại hệ thống thông gió được áp dụng nhiều ở các nhà xưởng hiện nay:
Hệ thống thông gió nhà xưởng tự nhiên
Hệ thống này hoạt động dựa trên nguyên lý lưu thông không khí nóng đến nơi cao hơn và mang theo cả bụi bẩn. Vì vậy, luồng không khi mát có thể di chuyển vào bên trong nhà xưởng. Đây là giải pháp thiết kế đơn giản nhất cho các doanh nghiệp có thể áp dụng, tuy nhiên nó sẽ có những mặt hạn chế nhất định.
Những lưu ý khi áp dụng phương pháp này:
- Bố trí lam gió và thải gió đối xứng nhau để tạo hiệu quả tốt nhất.
- Lam gió phải được bố trí hợp lý với tường, phải che được mưa.
- Có thể dùng quả cầu gắn trên mái để tăng cường đối lưu không khí.
Hệ thống thông gió nhà xưởng không sử dụng kênh dẫn gió
Hệ thống thống gió này khá giống với phương pháp thông gió tự nhiên nhưng cần hai ống khí khác nhau, một ống có nhiệm vụ lấy không khí từ bên ngoài, ống còn lại hút không khí từ bên trong ra ngoài.
Do hai phương pháp có một số điểm tương đồng nên về ưu điểm phương pháp thông gió nhà xưởng không sử dụng kênh dẫn gió cũng giống với phương pháp thông gió nhà xưởng tự nhiên.
Tuy nhiên phương pháp này khắc phục được ảnh hưởng của nhiệt đến khả năng di chuyển của các luồng không khí. Nhờ vào hai ống riêng biệt, không khí sẽ được làm mát và bổ sung liên tục.
Công thức tính lưu lượng gió hút ra để chọn quạt hút thích hợp như sau:
- Theo TCVN mỗi người cần tối thiểu 20m3 không khí trong 1h. Từ đó có công thức: Lưu lượng cần thông gió = số người x 20m3
- số người trên m2 sàn = Diện tích/0.7 người/m2 sàn.
Hệ thống thông gió sử dụng kênh dẫn gió
Đây là phương pháp thiết kế tối ưu dành cho mọi doanh nghiệp hiện nay. Nó hoạt động bằng cách hút không khí sạch và mát từ bên ngoài gián tiếp vào bên trong nhà xưởng thông qua màng giấy có hình tổ ong. Màng giấy này có công dụng giữ lại bụi bẩn và giảm nhiệt độ không khí. từ 30C đến 50C so với bên ngoài.
Lượng khí mát này sẽ được thổi liên tục vào nhà xưởng và đẩy không khí nóng, ô nhiễm từ bên trong nhà xưởng ra ngoài, tạo bầu không khí mát mẻ và diện tích làm mát khoảng 130m2. Ưu điểm của phương pháp này là bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện do sử dụng các giải pháp bốc hơi tự nhiên.
Hệ thống thông gió kết hợp làm mát nhà xưởng
Hệ thống này được lắp song hành quạt hút công nghiệp và tấm làm mát giúp doanh nghiệp khắc phục hạn chế ở những hệ thống điều hòa cần thời gian để làm mát toàn bộ không gian.
Phương pháp thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng kết hợp làm mát sẽ giúp giảm nhiệt và trao đổi khí ở một thời điểm nhất định. Điểm nổi bật ở cách thiêt kế này là chi phí đầu tư và chi trả lượng điện năng tiêu thụ thấp so với sử dụng hệ thống điều hòa.
Hệ thống làm mát nhà xưởng bằng hơi nước
Phương pháp này đang được các nhà xưởng tại Việt Nam ưa chuộng. Nó hoạt động dựa trên nguyên tắc vật lý áp suất dương. Với việc áp dụng phương pháp này, không khí bên trong sẽ được tăng lượng khí oxy, giảm nhiệt độ nhưng không gây ẩm thấp và làm sạch bụi bẩn.
Cách thiết kế này đem lại nhiều lợi ích đáng kể cho chủ đầu tư bởi máy móc sẽ được vận hành trong không gian mở nên có thể tiết kiệm đến 30% chi phí lắp đặt so với hệ thống điều hòa không khí truyền thống.
Thiết kế hệ thống thông gió cho nhà xưởng tự nhiên
Đây là kiểu thiết kế hệ thống thông gió nhà xưởng đơn giản nhất trong các phương pháp mà doanh nghiệp có thể áp dụng. Một số ưu điểm và hạn chế được ghi nhận sau khi phương pháp thiết kế này được đưa vào sử dụng như sau:
Ưu điểm:
+ Giúp lưu thông không khí từ ngoài vào bên trong nhà xưởng
+ Không cần bảo trì, không sợ hư hỏng thiết bị
+ Quá trình hoạt động của hệ thống không tiêu thụ điện hay bất cứ nguồn năng lượng nào
+ Nguồn gió mát sẽ luôn được duy trì bên trong nhà xưởng.
Nhược điểm:
+ Hiệu quả đạt được của hệ thống không cao bằng các phương pháp khác
+ Bị hạn chế hoạt động trong một số không gian nhất định
+ Nhiệt độ thấp sẽ ảnh hưởng đến chất lượng điều hòa không khí.
Mong rằng những chia sẻ trên có thể giúp nhiều doanh nghiệp lựa chọn được phương pháp thiết kế phù hợp. Một hệ thống tốt sẽ đảm bảo sức khỏe cho người lao động và tạo môi trường làm việc thoải mái.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng