Nội dung
Sàn đúc giả – Một giải pháp xây dựng mới đang rất được ưa chuộng trong các công trình xây dựng dân dụng, công trình nhà xưởng công nghiệp, nhà trọ, nhà cao tầng. Với độ bền hơn 30 năm, khả năng chịu lực tốt và giá thành thấp, sàn đúc giả có thể là câu trả lời hoàn hảo nhất cho nhu cầu xây dựng nhanh, bền và tiết kiệm của bạn.
Nếu đây là lần đầu bạn nghe đến sàn đúc giả và vẫn đang hoài nghi về độ bền, khả năng chịu lực và cách thi công của loại sàn này, thì đừng bỏ qua bài viết này, vì Kiến Vàng sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ các thắc mắc và giúp bạn so sánh hiệu quả giữa sàn bê tông truyền thống và sàn đúc giả.
Hãy cùng theo dõi nhé!
Sàn đúc giả là gì?
Sàn đúc giả (sàn giả) là một phương pháp đúc sàn rất được ưa chuộng hiện nay. Đây là kiểu sàn vẫn có hệ thống khung sắt hoặc sắt hộp kết hợp với hệ thống cột và dầm chịu lực. Trong đó, lớp sàn bằng một lớp ván gỗ hoặc lớp sắt, sau đó đổ thêm một lớp bê tông mỏng lên phía trên.
Phân loại sàn đúc giả
Có hai loại cấu tạo sàn đúc giả thường thấy hiện nay:
Loại 1: Sàn đúc giả bằng tole thép + lưới mắt cáo:
- Sử dụng hệ thống khung sắt chịu lực xà gồ thép hộp đặt cách nhau 40cm và gác lên tường nhà.
- Trải một lớp tole lên trên hệ khung sắt và đan sắt phi 6 hoặc lưới thép liên kết hệ sàn lên trên.
- Cuối cùng, láng một lớp hồ hoặc bê tông đá mi (dày khoảng 5cm) lên trên lớp tole và lát gạch như sàn đúc.
Loại 2: Sàn đúc giả bằng tấm Cemboard
Tương tự như loại 1 nhưng thay vì dùng lớp tole, thì sẽ dùng tấm xi măng Cemboard, trải lưới thép và lót lớp hồ mỏng 5cm và lát gạch trực tiếp mà không cần đổ bê tông.
Nếu muốn giảm tải trọng cho sàn thì có thể lót gạch trực tiếp lên bề mặt sàn tấm Cemboard bằng cách sử dụng keo dán gạch Sika tiêu chuẩn. Phương pháp này giúp hệ sàn nhẹ và thời gian thi công rút ngắn trong vòng 1,2 ngày.
Hiện nay, phương án sàn đúc giả bằng tấm Cemboard được sử dụng phổ biến hơn so với phương pháp còn lại, vì những ưu điểm của nó như:
- Tấm xi măng Cemboard có bề mặt láng mịn, chống mối mọt, chịu nước, chống cháy và cách âm cách nhiệt tốt.
- Dễ dàng thi công, lắp đặt nên tiết kiệm chi phí xây dựng.
- Có trọng lượng nhẹ, giảm được tải trọng chung của công trình.
- Không gây hại cho sức khỏe do không chứa amiăng, phù hợp với khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, không co giãn, không bị rạn nứt.
- Độ bền hơn 30 năm, sử dụng linh hoạt, tháo lắp dễ dàng.
Ưu nhược điểm của sàn đúc giả
Ưu điểm
- Tiết kiệm thời gian: Với phương pháp sàn đúc giả, thời gian thi công sẽ được rút ngắn hơn do tiết giảm nhiều thao tác phức tạp.
- Chi phí thấp: Sử dụng phương pháp đúc sàn giả đồng nghĩa với việc sử dụng ít bê tông, ít sắt thép hơn, hoặc chỉ sử dụng tấm cemboard, tiết giảm một lượng lớn vật liệu giúp chi phí vật tư giảm. Mặt khác, phương pháp này giúp tiết kiệm thời gian, giúp giảm chi phí nhân công. Nhờ vậy mà chi phí xây dựng được giảm đáng kể, có thể giảm đến 40% so với phương pháp sàn đúc thật.
- Độ bền cao: Phương pháp đã được kiểm chứng về độ bền và khả năng chịu lực tốt, đảm bảo các tiêu chí về chất lượng, tính an toàn, thẩm mỹ.
- Giảm tải trọng cho công trình, không gây áp lực lớn lên móng và công trình như phương pháp đúc sàn truyền thống.
- Kết cấu của sàn đúc giả giúp công tác thi công điện nước dễ dàng hơn.
Nhược điểm
- Tính linh hoạt: Sàn đúc giả có tính linh hoạt thấp, do các tấm làm sẵn không thể uốn cong.
- Sàn đúc giả khá nhạy cảm với giao động của chung cư, tòa nhà.
- Khả năng chịu lực theo phương ngang của nhà sử dụng sàn đúc giả kém hơn so với sàn đúc truyền thống.
- Với phương pháp thi công bằng tấm cemboard sẽ đòi hỏi kỹ thuật thi công cao: Nếu không thi công đúng cách thì các mối nối liên tiếp có thể bị đứt đoạn, ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn của công trình.
Sự khác nhau giữa sàn đúc thật và sàn đúc giả
Sàn đúc giả và sàn đúc thật khác nhau trong 4 điểm chính:
- Khác nhau về kết cấu: sàn đúc giả là phương pháp đúc sàn giúp tiết giảm vật liệu và độ phức tạp trong thi công.
- Khác nhau về chi phí: sàn đúc giả có chi phí thấp hơn đến 40% so với phương pháp sàn đúc thật.
- Khác nhau về thời gian thi công: Sàn đúc giả có thời gian thi công ngắn hơn sàn đúc thật.
- Khác nhau về độ bền: Sàn đúc giả có độ bền thấp hơn sàn đúc thật.
Sàn đúc giả có bền không?
Độ bền của sàn đúc giả được đánh giá khá cao, đặc biệt là khi sử dụng tấm cemboard với quy trình thi công đạt chuẩn thì độ bền của sàn không thua kém quá nhiều sàn đúc thật.
Thông thường, nhà có sàn đúc giả thì tường có vai trò chịu lực chứ không phải là cột. Bên cạnh đó, sàn có trọng lượng vô cùng nhẹ nên giảm tải và đảm bảo kết cấu vững chắc cho căn nhà. Chính vì vậy mà trong một vài trường hợp công trình xây dựng trên nền móng yếu sẽ không ưu tiên sử dụng sàn đúc thật dù ngân sách hoàn toàn cho phép. Vì cách này sẽ làm tăng trọng lượng lên toàn ngôi nhà và làm giảm độ vững chắc cũng như độ bền của ngôi nhà.
Cách thi công sàn đúc giả
Cách thi công sàn đúc giả bằng tole thép + lưới mắt cáo
Với ngôi nhà có sàn đúc truyền thống thì khả năng chịu lực cho sàn sẽ nằm ở cột. Trong khi đó, nhà có sàn đúc giả thì chịu lực cho sàn lại nằm ở tường. Bởi vậy, thanh dầm của sàn đúc giả khi thi công sẽ được gác lên thanh dầm giằng bê tông cốt thép và chạy dọc theo các bức tường chịu lực. Điều này sẽ giúp phân bố đều lực cho ngôi nhà, tránh việc nứt tường theo chiều đứng.
Thi công sàn đúc giả bằng phương pháp tole + lưới mắt cáo được tiến hành như sau:
Bước 1: Đổ đà giằng
Đây là bước rất quan trọng, nếu bỏ qua thì khi thi công gác xà gồ sắt, tường sẽ phải chịu toàn bộ tải trọng, rất dễ gây tình trạng nứt tường.
Cách thực hiện: đổ đà giằng bằng bê tông cốt thép với kích thước 100x200mm để giằng đầu tường và tạo mặt phẳng thuận tiện cho việc gác xà gồ.
Bước 2: Gác xà gồ sắt
Nếu bề ngang nhà 3.5 – 4m, lắp xà gồ sắt 50x100x2mm (hệ khung chịu lực chính) với khoảng cách 500 – 600mm.
Nếu bề ngang nhà lớn hơn 4m, cần gia cố hệ khung sắt bằng thép hình C hoặc I nhằm tăng khả năng chịu lực của sàn để tránh bị lún sàn hay rung võng khi trọng tải sử dụng lớn.
Bước 3: Dùng sắt hộp 4x4cm hoặc 4x8cm để hàn liên kết với hệ khung xà gồ chính và tiến hành lợp tole. Lưu ý, sóng tole phải vuông góc với xà gồ.
Bước 4: Dùng lưới thép trải đều mặt sàn hoặc sử dụng lớp thép fi 6 rải cách nhau khoảng 30cm.
Bước 5: Tiến hành đổ bê tông đá mi với độ dày từ 5 – 6cm. Khi bê tông đủ cứng thì láng vữa rồi lát gạch ceramic.
Phương pháp này có ưu điểm là tính vững chắc của hệ sàn rất cao, gần giống như với sàn bê tông truyền thống. Tuy nhiên nếu không tận dụng được tole cũ thì chi phí khá cao, thời gian thi công cũng kéo dài.
Cách thi công sàn đúc giả bằng tấm Cemboard
Bước 1: Thi công khung sườn sắt
Sử dụng sắt hình C hoặc I làm khung chịu lực chính và bắt thẳng vào hệ thống cột. Nếu trường hợp tường có khẩu độ lớn hoặc yếu thì có thể bố trí thêm trụ sắt ở giữa để làm hệ trụ chịu lực.
Bước 2: Làm đà phụ
Dùng sắt hộp 4x8cm hoặc 5x10cm làm đà phụ với kết cấu khung lưới có kích thước 60x122cm.
Thông thường với sàn có khẩu độ nhỏ hơn 4m thì sẽ sử dụng sắt hộp 50x100mm đưa thẳng vào hệ khung tường.
Bước 3: Lắp tấm Cemboard
Sử dụng tấm Cemboard với độ dày 14mm hoặc 16mm đặt thẳng trên khung sắt, xếp so le để tăng khả năng gánh lực. Sau đó dùng vít khoan đầu chìm cố định tấm Cemboard vào hệ thống khung sườn.
Đơn vị thi công sàn đúc giả uy tín- chuyên nghiệp
Sàn đúc giả (sàn giả) là phương pháp thi công giúp tiết giảm chi phí và thời gian thi công nhưng để đảm bảo chất lượng và độ bền của công trình, việc tuân thủ quy trình và kỹ thuật thi công là điều bắt buộc. Vì vậy, việc lựa chọn đơn vị thi công có chuyên môn và có kinh nghiệm thực tiễn là điều vô cùng quan trọng.
Kiến Vàng – Công ty chuyên thiết kế, thi công xây dựng nhà ở dân dụng, nhà xưởng, nhà trọ và nhà có sàn đúc giả, chúng tôi đã và đang không ngừng mang đến những giải pháp xây dựng hiệu quả cho các chủ đầu tư, trong đó có giải pháp sàn đúc giả.
Nếu bạn đang băn khoăn về phương pháp xây dựng này, hãy liên hệ ngay cho Kiến Vàng để nhận được sự tư vấn chi tiết từ các chuyên gia thiết kế.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng