Nội dung
Trong những năm trở lại đây, các phong cách thiết kế nội thất nhà ở dần trở nên phóng khoáng, xóa nhòa các giới hạn về bố cục và trang trí, dần trở nên lạ mắt, độc đáo và mạnh mẽ hơn.
Đặc biệt trong đó là phong cách thiết kế nội thất công nghiệp – Industrial. Là một trong những phong cách thiết kế có sự độc đáo và thú vị trong tổng thể không gian, phong cách công nghiệp được ứng dụng rộng rãi trong nhiều công trình từ nhà ở đến những công trình phục vụ cộng đồng như quán xá, nhà hàng,…
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp là gì?
Industrial style hay còn được biết đến là phong cách thiết kế nội thất công nghiệp hiện đại, rất được ưa chuộng trên thế giới. Ở Việt Nam, nội thất công nghiệp mang đến trải nghiệm không gian mạnh mẽ, cứng cáp và có sức hút riêng với những người thích thể hiện cá tính riêng mạnh mẽ vào không gian sống.
Tuy vậy, các thiết kế nội thất nhà ở theo phong cách này ở Việt Nam vẫn thể hiện được sự tinh tế, thanh lịch để đáp ứng gout thẩm mỹ của người Á Đông.
Nguồn gốc lịch sử của Industrial style
Vào những năm 1760, Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất đánh dấu sự khởi đầu của sản xuất hàng loạt ở các đô thị Châu Âu và Hoa Kỳ. Những xưởng công nghiệp trước đây đều được đặt tại các thành phố lớn đông đúc dân cư. Vậy nên cách để có thể tái sử dụng những công xương cũ này, chính là biến chúng thành những căn hộ nhỏ để phụ vụ nhu cầu sống của người dân.
Thay vì đập bỏ đi những tàn tích của nền công nghiệp hưng thịnh trước đó, các KTS đã chọn cách cải tạo lại không gian, tận dụng những gì có sẵn. Đồng thời, họ còn thêm vào các món đồ nội thất phục vụ cuộc sống.
Điều bất ngờ là sự kết hợp này lại tạo ra một phong cách thiết kế nội thất mới, rất được ưa chuộng bởi số đông. Từ đó, phong cách công nghiệp – thiết kế nội thất industrial chính thức ra đời.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất
Vào những năm 1760, Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất đánh dấu sự khởi đầu của sản xuất hàng loạt ở các đô thị Châu Âu và Hoa Kỳ. Các nhà máy, công xưởng là sự khởi đầu của kiến trúc công nghiệp, đặc điểm nổi bật nhất có thể thấy là các cửa sổ với ô kính lớn để đón không khí trong lành và nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.
Sàn nhà theo thiết kế gác xép cũ, mặt tường gạch lộ thô ra ngoài ấn tượng. Đây là một đặc trưng rất riêng của thiết kế công nghiệp, nhờ vào sự ảnh hưởng của tính an toàn trong thiết kế của các công xưởng cũ, thạch cao bao phủ tường gạch truyền thống là một nguy cơ gây hỏa hoạn, dẫn đến việc sử dụng kiểu gạch lộ thiên sẽ được ưu tiên hơn.
Cách mạng công nghiệp lần thứ hai
Vào những năm 1870, dưới ảnh hưởng của Cách mạng công nghiệp lần thứ hai, quy mô của các nhà máy, công xưởng trở nên lớn hơn. Những công trình kiến trúc này đòi hỏi những vật liệu xây dựng chắc chắn hơn, chẳng hạn như bê tông và thép, những vật liệu này vẫn được để lộ ra ngoài.
Cùng thời điểm đó, Thiết kế nội thất phong cách Steampunk cũng dần bắt đầu hình thành, và được lấy cảm hứng từ đây. Các vật dụng cần có để lột tả đúng tinh thần của punk đó là gỗ, da, đồng và motif đối xứng, bánh răng, đòn bẫy.
Những thay đổi vào năm 2000
Trong khi các nhà máy cũ đã tồn tại gần 250 năm, phong cách công nghiệp bắt đầu lỗi thời vào những năm 2000, khi New York và các khu vực đô thị khác đang đối mặt với tình trạng thiếu nhà ở.
Các nhà máy đã được chuyển đổi thành căn hộ áp mái công nghiệp với sơ đồ tầng mở. Các yếu tố cấu trúc cơ bản của nhà máy gồm các vật liệu lộ thiên và cửa sổ lớn đã trở thành điểm điểm cuốn hút.
Chủ nghĩa tối giản hiện đại
Sự trỗi dậy của chủ nghĩa tối giản đã dẫn đến sự phổ biến của thiết kế nội thất công nghiệp, vì các yếu tố mộc mạc và tái sử dụng phù hợp với các đường thẳng sắc nét trong thiết kế hiện đại và tối giản.
Nó thậm chí còn được sử dụng phổ biến và được đón nhận ở nhiều nước, trở thành xu hướng thiết kế của thế kỷ 21. Những căn nhà lớn có thiết kế mở, cửa sổ lớn và bảng màu trung tính.
Phong cách này cũng phổ biến trong thiết kế Scandinavian, nơi bảng màu trung tính, da thuộc và sử dụng gỗ khai hoang và các vật liệu thô khác kết hợp hài hòa với lối thiết kế cách tối giản, ấm cúng.
Ý nghĩa trong các công trình xây dựng
Phong cách thiết kế nội thất công nghiệp có tổng thể kiểu cách giống như một công xưởng, hoặc một nhà kho cũ. Lối thiết kế và trang trí mang cảm giác thô cứng và chưa hoàn thiện.
Song xét về mặt tổng thể, nội thất công nghiệp lại tạo ra không gian rộng mở, rất thích hợp với các diện tích nhỏ như căn hộ chung cư hoặc nhà phố hiện đại ở Việt Nam.
Các thiết kế industrial còn tác động rất lớn đến đến kiến trúc tổng thể, bạn có thể thấy những không gian lớn, thoáng mát với những bức tường bê tông, gạch thô với cửa sổ kính lớn được trổ từ trần đến sàn nhà rất ấn tượng.
7 đặc điểm chính của nội thất công nghiệp
Mặc dù phong cách nội thất công nghiệp có thiết kế tinh gọn, ít họa tiết và phụ kiện trang trí. Song, với 7 đặc điểm sau, phong cách này đã truyền cảm hứng cho rất nhiều gia chủ.
Bảng màu trung tính
Những không gian nhà được thiết kế theo phong cách industrial luôn sử dụng bảng màu trung tính cùng các thiết kế tối giản. Bạn có thể thấy sự phổ biến của tone màu trắng, xám, đen và các tone màu trầm của như nâu, nâu đất hoặc màu ghi.
Đón nhận ánh sáng tự nhiên
Các thiết kế theo industrial style luôn sử dụng hệ thống cửa sổ lớn với các ô màu đen, có kích thước rộng, đôi khi là dạng lưới. Nhưng chún có một điểm chung là kích thước lớn, đón nhận được nhiều ánh sáng tự nhiên nhất có thể.
Làm nổi bật vật liệu kiến trúc
Phong cách công nghiệp thường có không gian thông thoáng và trần nhà cao. Thay vì sử dụng tường thạch cao hoặc giấy dán tường, các công trình được sử dụng gạch lộ thiên, sàn bê tông, đường ống công nghiệp và hệ thống ống dẫn có thể nhìn thấy được. Điều này tạo cảm giác khỏe khoắn, ấn tượng trong tổng thể thiết kế.
Sử dụng vật liệu thay thế
Bàn cà phê bằng gỗ có bánh xe, giá sách làm bằng vật liệu tái chế, bàn ăn tái chế,… là những yếu tố chính của phong cách công nghiệp. Nó cũng là một cách tuyệt vời để đưa các yếu tố tự nhiên vào các vật liệu làm từ kim loại.
Sử dụng bóng đèn Edison
Sử dụng loại bóng đèn Edison được cách điệu, kể cả đèn chùm là đặc trưng phổ biến của trang trí nhà phong cách công nghiệp.
Nếu bạn thích thứ gì đó ít trần trụi hơn, thì những mái vòm lớn bằng kim loại, đèn dây tóc hoặc đèn sàn cũng là những ý tưởng thiết kế công nghiệp phổ biến.
Đường nét đồ họa lạ mắt
Cho dù đó là khung cửa sổ hay bánh xe sắt trên ghế quầy bar, phong cách này yêu thích các đường nét đồ họa rõ ràng, đặc biệt được tạo ra bằng kim loại đen, thay vì các đường nét và hoa văn quanh co.
Điều này giúp tạo nên tổng thể cuốn hút, mang tính cách điệu cao của trang trí nghệ thuật, làm nổi bật màu sắc đậm và các yếu tố kim loại trong thiết kế.
Tạo sự ấm cúng với vật liệu dệt tự nhiên
Các loại vải như da hoặc vải lanh được sử dụng nhiều cho các đồ nội thất và tạo điểm nhấn cho tổng thể không gian, tạo cảm giác sống động và ấm cúng. Điểm nhấn được tạo ra từ sự đối lập và sáng tạo, bạn có thể linh hoạt lựa chọn các vật dụng trang trí.
>> Xem thêm: Phong cách thiết kế đương đại có gì mà cuốn hút đến vậy?
Những mẫu thiết kế nội thất phong cách công nghiệp đẹp
Để thiết kế nội thất phong cách Industrial hợp lý bạn nên tham khảo những mẫu thiết kế khác nhau để lấy ý tưởng hoàn hảo cho không gian sống của mình.
Một điều bạn nên lưu ý là thiết phong cách nội thất Industrial tối giản hết sức có thể và không nên lạm dụng màu sắc quá nhiều.
Ngày nay, phong cách thiết kế nội thất công nghiệp đã và đang phát triển mạnh mẽ. Không chỉ được ứng dụng cho không gian nhà ở, mà nó còn được sử dụng để thiết kế văn phòng, căn hộ chung cư, quán cafe, trang trí cửa hàng.
Bạn có thể tham khảo một số mẫu thiết kế nội thất độc đáo do Xây Dựng Kiến Vàng thực hiện và cập nhật tại chuyên mục dự án nội thất.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng