Nội dung
Thiết kế nhà 2 tầng có ban công luôn là sự lựa chọn yêu thích nhất của các gia chủ. Những chiếc ban công tô điểm thêm sự đa dạng trong thiết kế kiến trúc nhà ở, tạo nên nét đẹp riêng trong từng ngôi nhà.
Bạn hãy cùng Xây Dựng Kiến Vàng tìm hiểu về lợi ích, tiêu chuẩn thiết kế, cũng như những mẫu nhà ống 2 tầng đẹp có ban công qua bài viết dưới đây.
Lợi ích của mẫu nhà 2 tầng có ban công
Giúp không gian nhà thông thoáng hơn
Nhà có ban công sẽ tạo điều kiện thông gió tự nhiên, các luồng gió ra vào có thể hình thành đối lưu không khí tốt.
Giúp các thành viên trong nhà sẽ không cảm thấy thư giãn và đảm bảo chất lượng không khí.
Giúp đón ánh sáng tự nhiên tốt nhất
Hiện nay các công trình cao tầng phát triển rầm rộ. Khiến các tỷ lệ ánh sáng mặt trời ở các khu vực cũng bị ảnh hưởng rất lớn.
Đối với những ngôi nhà phố, đặt biệt là các ngôi nhà phố liền kề. Việc thiết kế có ban công sẽ giúp cho ngôi nhà tiếp được nhiều ánh sáng tự nhiên hơn.
Mở rộng không gian sống
Thiết kế ban công liên thông với phòng khách, hoặc phòng ngủ đều có thể mở rộng diện tích của ngôi nhà, giúp giảm thiểu cảm giác tù túng, chật chội. Đặc biệt đối với những căn nhà phố, nhà ống có hạn chế về diện tích xây dựng.
Ngoài việc kết hợp trang trí ban công giúp ngôi nhà thêm sinh động thì việc lựa chọn vật liệu làm ban công cũng là một trong những điểm nhấn cho không gian sống của gia đình bạn.
Tạo không gian riêng
Ở những ngôi nhà việc sở hữu ban công có thể tăng cường sự riêng tư sinh hoạt cho gia đình. Phần diện tích ban công, được xem là một lá chắn, một hàng rào bảo vệ.
Giúp ngăn chia tầm nhìn quan sát của bên ngoài vào không gian trong nhà. Tạo cho không gian sinh hoạt bên trong ngôi nhà được thoải mái hơn.
Tiêu chuẩn thiết kế ban công
Trong khoảng không lấy từ mặt vỉa hè lên tới độ cao 3,5m, mọi bộ phận của nhà đều không được nhô ra quá chỉ giới đường chỉ đỏ, trừ các trường hợp: Từ độ cao 1m trở lên, tất cả các bậu cửa, gờ chỉ, phần trang trí được phép vượt đường đỏ không quá 0,2m.
Trong độ cao từ 3,5m (so với mặt vỉa hè) trở lên, các bộ phận cố định của ngôi nhà như ban công, ô-văng, sê-nô, mái đua… được vượt quá chỉ giới đường đỏ theo các điều kiện sau:
Độ vươn ra được đo từ chỉ giới đường đỏ tới mép ngoài cùng của phần nhô ra, phải được nhỏ hơn chiều rộng vỉa hè ít nhất 1m, phải đảm bảo các quy định về an toàn mạng lưới điện và tuân thủ quy định về quản lý xây dựng áp dụng cụ thể cho khu vực.
Vị trí độ cao và độ vươn ban công phải thống nhất hoặc tạo được nhịp điệu trong hình thức công trình kiến trúc.
Trên phần nhô ra chỉ được làm ban công, không được che chắn tạo thành lô-gia hay buồng ở.
Đối với nhà mặt phố có vỉa hè, ban công cần có độ cao so với vỉa hè là lớn hơn hoặc bằng 3,5m cách mép vỉa hè tối thiểu 1m.
Xác định phong cách trước khi thiết kế ban công
Vì không gian ban công thường nhỏ nên bạn cần xác định rõ phong cách thiết kế trước khi thi công để khai thác hợp lý diện tích mà không làm mất tính thẩm mỹ của ngôi nhà.
Nếu lựa chọn phong cách Á Đông, ban công được thiết kế tập trung với những đường nét mềm mại kết hợp các yếu tố cây xanh tự nhiên.
Còn những đường thẳng hiện đại sẽ là chủ đạo nếu ban công theo phong cách Châu Âu. Phong cách thiết kế chi phối đến chi tiết nội thất, bởi vậy việc xác định rõ phong cách thiết kế từ đầu sẽ giúp bạn có không gian ban công phù hợp.
Thiết kế ban công phù hợp phong thủy
Hướng xây ban công đẹp theo phong thủy là hướng Đông, tài vận trong nhà sẽ hanh thông, tình cảm gia đình tốt đẹp.
Vì mặt trời mọc ở đằng Đông, ban công sẽ đưa ánh sáng trong lành buổi sáng vào nhà, giúp không gian bên trong ấm áp và có thêm nguồn năng lượng tích cực.
Bên cạnh đó, hướng Nam cũng là hướng tốt để xây ban công vì mang đến không gian mát lành và dễ chịu.
2 hướng Bắc và Tây nên tránh. Vì nếu xây ban công hướng Bắc ngôi nhà sẽ hứng những cơn gió lạnh, mưa bão của thời tiết thất thường, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ban công hướng Tây bị ánh nắng mặt trời chiếu cả ngày, khó tản nhiệt, làm không khí trong nhà không tốt.
Thiết kế ban công mang tính tiện dụng
Ban công là góc thư giãn ngoài trời lý tưởng của ngôi nhà, vì vậy bạn có thể thiết kế sao cho phù hợp với nhu cầu giải trí của mình. Một bộ bàn ghế nhỏ để đọc sách hoặc nhâm nhi tách cafe sau những giây phút mệt mỏi là một ý tưởng trang trí hợp lý.
Ngoài ra bạn có thể tô điểm thêm không gian bằng những chậu cây hoa hoặc cây cảnh để ban công trở nên sắc màu và gần gũi thiên nhiên hơn.
Trên đây là những gợi ý về mẫu nhà 2 tầng có ban công của Xây Dựng Kiến Vàng giới thiệu đến các bạn. Mong rằng bạn sẽ tìm được lựa chọn ban công hiện đại, thoáng đãng và hợp phong thủy cho ngôi nhà thân yêu của mình.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng