Lựa chọn mái che giếng trời phù hợp với thiết kế tổng thể không chỉ mang lại vẻ đẹp cho ngôi nhà của bạn mà còn giúp gia chủ tránh được nhiều tiềm ẩn rắc rối. Bài viết dưới đây sẽ giúp độc giả lựa chọn được mái che giếng trời phù hợp với không gian sống của mình.
Tìm hiểu về mái che giếng trời
Thiết kế giếng trời ắt hẳn đã không còn xa lạ với những ngôi nhà ống bởi chúng mang lại ánh sáng tự nhiên, giúp cho những ngôi nhà có chiều dài lớn được thông thoáng hơn.
Giếng trời là khoảng không gian thông từ tầng trệt tới phần mái theo phương thẳng đứng. Chính vì thế, khu vực này cần được thiết kế mái che giếng trời để che chắn mỗi khi nắng gắt hoặc khi trời đổ cơn mưa.
Vật liệu làm mái che giếng trời
Mái che giếng trời phải tiếp xúc trực tiếp với nắng, mưa nên cần phải được làm bằng chất liệu có độ bền cao. Sau đây, Xây Dựng Kiến Vàng xin được chia sẻ với các những vật liệu làm mái che giếng trời thường được sử dụng nhất.
Mái che giếng trời bằng tôn, vải bạt
Tôn và vải bạt là những loại vật liệu làm mái che giếng trời có giá thành rẻ, dễ kiếm, dễ thi công, được nhiều gia đình sử dụng. Tuy nhiên, những loại vật liệu này không có khả năng lấy sáng cũng như không đảm bảo yếu tố thẩm mỹ.
Không những thế, mái tôn và vải bạt còn có khả năng hấp thụ nhiệt cao nên khiến cho không gian trong nhà trở nên nóng bức, gây khó chịu và ảnh hưởng sức khoẻ cho các thành viên trong gia đình.
Mái che giếng trời bằng vật liệu tổng hợp
Vật liệu tổng hợp được dùng để làm mái che giếng trời nhiều nhất hiện nay chính là nhựa polycarbonate. Ưu điểm của loại vật liệu này chính là độ cứng cao gấp 200 lần so với các loại kính thông thường và có khả năng cách âm, cách nhiệt tốt.
Ngoài ra, khả năng lấy sáng của vật liệu này không hề kém cạnh vật liệu kính với 90% ánh sáng có thể xuyên qua. Hơn thế nữa, giá thành của nhựa polycarbonate khá rẻ so với các chất liệu khác trên thị trường.
Mái che giếng trời bằng kính
Vật liệu kính cường lực được đánh giá là có khả năng lấy sáng tốt nhất nên được sử dụng khá phổ biến hiện nay. Kính cường lực không chỉ giúp mang lại cho không gian sự sáng sủa mà còn có tính thẩm mỹ cao.
Hơn thế nữa, bề mặt của loại vật liệu này rất ít bị bám bụi nên trông luôn sạch sẽ và dễ dàng vệ sinh. Tuy nhiên, giá thành của kính cường lực khá đắt, đắt hơn so với nhựa polycarbonate, tôn, vải bạt,…
Loại mái che giếng trời phổ biến hiện nay
Mái che giếng trời cố định
Loại mái che này được sử dụng rộng rãi bởi chúng dễ lắp đặt và có nhiều phân khúc giá để lựa chọn. Lựa chọn vật liệu kính cường lực hoặc nhựa poly dày để phù hợp với kiểu thiết kế cố định này.
Mái che giếng trời được thiết kế cố định sẽ không thể tránh khỏi việc chịu nắng gắt lâu dài nên cần phải dán những tấm phin cách nhiệt ở trong mái che hoặc lắp đặt các ô gió thoát hơi nóng.
Mái che giếng trời di động
Lắp mái che cố định sẽ không mang lại cho gia chủ những giây phút tận hưởng bầu trời lộng gió hay đêm trăng thanh gió mát. Chính vì thế, mái che giếng trời di động chính là loại mái tối ưu nhất. Sự linh hoạt của loại mái che cho phép bạn có thể mở – đóng bất cứ khi nào bạn muốn. Tuy nhiên mái che giếng trời di động có giá thành cao hơn hẳn so với các loại mái khác.
Ngoài ra, để tránh trường hợp bạn vắng nhà mà quên đóng mái che thì bạn nên lắp đặt thêm thiết bị điều khiển từ xa. Việc này sẽ khiến bạn mất thêm một khoảng chi phí kha khá, nhưng xứng đáng vì lợi ích tuyệt vời của mái che giếng trời di động.
Một số lưu ý trong quá trình thi công mái che giếng trời
Để việc thi công mái che giếng trời được diễn ra suôn sẻ hơn bạn cần phải lưu ý một số điều sau đây.
Cần phải lựa chọn vật liệu chất lượng để làm mái che giếng trời và không nên làm mái che với độ dày quá mỏng. Trước khi tiến hành thi công, bạn nên tính toán độ dốc mái che hợp lý sao cho nước mưa không bị đọng trên mái. Ngoài ra, cần phải chú ý đến độ co giãn của vật liệu nếu chọn nhựa poly và xác định được mặt chống UV để lắp đặt chính xác.
Làm hệ thống thoát nước sàn: Nếu gia đình bạn không làm mái cho giếng trời với ý định để vườn cây mini trong nhà có thể đón lấy ánh nắng tự nhiên, nhận được mưa và giúp ngôi nhà trao đổi không khí với thiên nhiên xung quanh tốt hơn thì bạn cần phải làm hệ thống thoát nước cho sàn thật tốt, phần sàn phải đủ rộng và được che chắn xung quanh để tránh làm nước mưa bắn lên làm ảnh hưởng tới vệ sinh và thẩm mỹ của ngôi nhà.
Đây là yếu tố mà ít có gia đình nào để ý khi làm giếng trời không có mái che, chính điều đó sẽ khiến cho sàn nhà bị ẩm làm hỏng lớp gạch và bị ngấm nước.
Trang trí đồ vật quá nặng: Nếu giếng trời của bạn được đặt ở giữa nhà và phía dưới là không gian sinh hoạt của gia đình thì bạn nên hạn chế treo các chậu cây hoặc đèn quá nặng. Việc trang trí không gian xung quanh giếng trời là rất tốt nhưng cần phải để các loại cây cảnh, đèn trang trí trong tầm tay hoặc ở những nơi có biện pháp che chắn an toàn, tránh những sự cố đáng tiếc xảy ra.
Lan can cao: Nếu nhà bạn có kiến trúc thiết kế kiểu nhà ống nhiều tầng và muốn làm giếng trời có chiều sâu để giúp các tầng trao đổi không khí và ánh sáng với nhau thì trên các tầng bạn phải chú ý đến lan can của mỗi tầng. Cần lưu ý độ cao của lan can, độ chắc chắn, khoảng cách giữa các thanh của lan can phải phù hợp, đặc biệt khi nhà có trẻ nhỏ.
Với những thông tin về mái che giếng trời trên đây, độc giả ít nhiều cũng đưa ra được cho mình sự lựa chọn phù hợp với nhu cầu bản thân. Nếu vẫn đang băn khoăn hoặc có điều thắc mắc hãy liên hệ ngay cho Xây Dựng Kiến Vàng để nhận được tư vấn nhanh chóng.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng