Nội dung
Hiểu một cách đơn giản thì chiếu nghỉ cầu thang là nơi nghỉ chân trong quá trình di chuyển lên xuống cầu thang, đồng thời có chức năng nối giữa các bậc với nhau. Vị trí thường thấy của chiếu nghỉ là ở giữa các cầu thang hoặc vị trí gần bậc thềm.
Vậy đặc điểm của các cầu thang 2 chiếu nghỉ sẽ có những gì? Lưu ý trong thiết kế và những mẫu bản vẽ đẹp nên tham khảo là những thông tin mà Xây Dựng Kiến Vàng muốn gửi đến bạn qua bài viết dưới đây.
Ưu điểm chính của cầu thang 2 chiếu nghỉ
Mục đích chính khi thiết kế chiếu nghỉ cho cầu thang là tạo điểm dừng chân, giảm cảm giác mệt mỏi, đau chân khi đi lại quá nhiều.
Với những cầu thang của những công trình lớn, quy mô từ 3 tầng trở lên thì việc làm cầu thang 2 chiếu nghỉ là phương án thiết kế cần thiết.
Tạo giá trị thẩm mỹ cho căn nhà
Ngoài chức năng tối ưu cho sử dụng và hoạt động hằng ngày trong gia đình, cầu thang 2 chiếu nghỉ còn được thiết kế nhằm tạo giá trị thẩm mỹ dựa vào kiểu dáng, vật liệu để có thể trang trí cho không gian.
Với công trình nhà ở có thiết kế khép kín, gia chủ có thể tận dụng phần chiếu nghỉ để lắp một ô cửa kính để lấy thêm ánh sáng và gió vào căn nhà.
Ở vị trí này, bạn cũng có thể đặt các chậu cây cảnh để vừa giúp tô điểm cho không gian, vừa giữ được không khí thoáng mát, dễ chịu cho ngôi nhà. Tận dụng được mọi khoảng trống không gian với thiết kế cầu thang.
Tối ưu cho diện tích sử dụng
Với cầu thang 2 chiếu nghỉ, bạn sẽ không phải tốn quá nhiều diện tích mà vẫn đảm bảo sự an toàn và kết cấu cho kiến trúc, vị trí của cầu thang thường nằm giữa của một đợt thang dài. Hoặc, cũng có thể thiết kế ở phần cầu nối giữa 2 đợt thang tùy vào từng kiến trúc.
Với kiểu kết cấu này, KTS sẽ có thể tận dụng được không gian, mang lại sự thoáng mát, thông thoáng cho kiến trúc. Giúp các thành viên cảm thấy dễ chịu, không mệt mỏi khi phải đi lên tầng cao.
Lưu ý khi thiết kế cầu thang 2 chiếu nghỉ
So với những không gian và kết cấu khác của ngôi nhà, cầu thang là vị trí tối quan trọng cần sự an toàn khi sử dụng. Do đó, trước khi nhận phương án thiết kế từ KTS, bạn cũng cần nắm những điểm lưu ý cơ bản sau:
Chiều cao: Điều này phụ thuộc vào chiều cao tầng của công trình, tức là khoảng cách giữa sàn tầng dưới đến sàn tầng kế tiếp. Với quy chuẩn xây dựng tại Việt Nam, độ cạo cao đối đa là 3.4m. Như vậy, chiều cao tối đa của cầu thang thường là 3.4m. Số bậc được sử dụng bình thường là 24 bậc, theo quy luật Sinh – Lão – Bệnh – Tử. Số bậc rơi vào cung Sinh thì gia đình sẽ gặp nhiều may mắn và tài lộc.
Độ dốc của cầu thang: Sẽ dựa trên tỉ lệ chiều cao và chiều rộng của bậc thang. Đa phần chiều cao của bậc thang đối với công trình nhà ở từ khoảng 14cm-20cm, độ dốc tương ứng từ 20 – 45 độ. Theo như trong thiết kế thì độ dốc khoa học của cầu thang là từ 33-36 độ.
Độ rộng của vế thang 2 chiếu nghỉ: vừa cho một người có thể thoải mái đi lại là 90cm. Còn đối với những nhà có diện tích nhỏ hơn như phòng trọ có gác lửng thì khoảng 60cm. Với kích thước chiều rộng như thế này mới đảm bảo cho việc đi lại và di chuyển trong gia đình được thuận tiện và tiện lợi, hoặc những lúc vận chuyển đồ đạc lên xuống tầng được thoải mái hơn.
Chiều rộng mặt bậc cầu thang 2 chiếu nghỉ: Tối thiểu là 25cm và tối đa là 30cm. Nếu chiều rộng của bậc thang quá lớn, sẽ ảnh hướng đến sự cân đối chiều dài của thang và độ dốc của thang.
Độ cao cổ bậc: Sẽ dao động trong khoảng từ 15cm – 18cm, đảm bảo cho 1 người bước lên bước xuống thoải mái nhất có thể. Nếu thiết kế cổ bậc thang cao hơn 18cm sẽ dễ dẫn đến việc khó di chuyển cầu thang, mệt mỏi hoặc dễ trượt chân ngã cầu thang.
Độ cao của lan can, tay vịn cầu thang: Độ cao an toàn cho cả người lớn và trẻ em hiện nay được quy định là 1,1m. Độ cao tối thiểu phải đạt được là 85cm – 90cm.
Gờ của mặt bậc 2 chiếu nghỉ: Gờ của mặt bậc tức là phần chìa ra của mặt bậc, nó có tác dụng thẩm mĩ, chống góc cạnh, đồng thời có tác dụng dẫn lưu nước để tránh nước đọng trên mặt bậc thang. Độ nhô ra của gờ bậc thang được quy định là 2cm.
Chiếu nghỉ: Chiếu nghỉ được thiết kế để tránh mất sức khi di chuyển lên cao. Cứ 11 bậc thang thì chúng ta nên bố trí 1 chiếu nghỉ, độ rộng tối thiểu của một chiếu nghỉ là 90cm. Độ rộng tối thiểu của chiếu nghỉ như vậy bằng với độ rộng tối thiểu bề rộng của một vế thang.
Khoảng cách của 2 chiếu nghỉ với nhau cần được tính toàn hợp lý. Đối với những công trình là bệnh viện hay trường học… khoảng cách tốt nhất nên ngắn, không quá dài. Điều này nhằm tránh gây mệt mỏi, tốn sức cho trẻ em và người bệnh, người có tuổi.
Tùy thuộc vào kiến trúc của cầu thang để tính toán kích thước chiếu nghỉ cho phù hợp. Thiết kế của cầu thang 2 chiếu nghỉ không cần sử dụng diện tích quá rộng lớn. Vì như vậy sẽ gây sự lãng phí và hoàn toàn không cần thiết.
Theo phong thủy học thì trong mỗi ngôi nhà, cầu thang chính là xương sống, giữ vai trò quan trọng, dẫn khí đi khắp các phòng và tầng bên trên. Vì thế, bạn cần lưu ý đặt cầu thang ở vị trí, hướng tốt để mang lại cho gia đình vượng khí, may mắn và dồi dào tài lộc.
Việc thi công cầu thang hai chiếu nghỉ cho nhà ống đòi hỏi kỹ thuật cao. Do đó, ngay từ khi bắt đầu lên ý tưởng cho thiết kế, bạn hãy chọn đơn vị chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm.
Phân biệt chiếu nghỉ và chiếu tới cầu thang
Khác với chiếu nghỉ cầu thang, chiếu tới là một bậc cầu thang với diện tích rộng nơi kết thúc cầu thang. Thường chiếu tới được thiết kế theo kiểu hành lang hoặc bề mặt sàn lớn gấp 2 đến 3 lần các bậc thang thường.
Có thể nói, chiếu nghỉ là gì hay chiếu tới là gì thì 2 vị trí này không chỉ tận dụng để nghỉ ngơi, làm giảm nhịp độ của bước chân khi lên thang mà còn có vai trò quan trọng trong việc trang trí nhà ở. Những vị trí này nếu tận dụng tốt có thể đem đến những sự trang trí, hòa hợp, biến tấu độc đáo tổng thể phù hợp với chủ đề chung của căn nhà.
Đặc biệt mang lại không gian sinh hoạt, nghỉ ngơi, thư giãn rất tốt cho gia đình, trong thiết kế nhà chúng ta nên đặc biệt chú trọng và tận dụng đặc điểm này đẻ không gian sống cũng như chất lượng sống được toàn diện nhất.
Cách tạo điểm nhấn tại vị trí chiếu nghỉ cầu thang
Ngoài việc chọn mẫu chiếu nghỉ cầu thang đá đẹp, để tăng thêm tính thẩm mỹ cho chiếu nghỉ bạn còn phải biết trang trí. Để có thể tạo điểm nhấn tại vị trí chiếu nghỉ cầu thang bạn cần phải trang trí:
Vách ngăn: Bạn có thể tùy thuộc vào diện tích của cầu thang mà chọn vách ngăn sao cho phù hợp. Có thể sử dụng vách ngăn bằng gỗ, bằng kính, kim loại.
Sử dụng tranh họa tiết: Đặc biệt ưa chuộng nhất hiện nay là tranh 3D có các hoa văn hiện đại, sống động hơn tại chiếu nghỉ cầu thang.
Treo thêm gương ở vị trí chiếu nghỉ cầu thang, đây là sự kết hợp tuyệt vời giữa mẫu chiếu nghỉ cầu thang đá đẹp và cách trang trí.
Đặt thêm cây cảnh xanh tại chiếu nghỉ cầu thang, vừa tạo cảm giác thiên nhiên, vừa phù hợp với phong thủy ngôi nhà.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng