Nội dung
Mùa mưa đến rồi, trần nhà thấm nước phải làm sao? Update ngay 3 cách xử lý trần nhà bị thấm nước hiệu quả nhất – Giải pháp được chia sẻ bởi các KTS tại Kiến Vàng.
Nếu bạn đang gặp vấn đề thấm trần nhà, đây có thể làm một chia sẻ hữu ích cho bạn, đừng bỏ qua nhé!
Nguyên nhân gây ra các vấn đề thấm nước ở trần nhà
Lỗi do kỹ thuật thi công
Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến trần nhà của bạn bị thấm nước, thậm chí điều này còn xảy ra ở những ngôi nhà mới xây chỉ 1 năm đến 2 năm đó chính là do lỗi chuyên môn cũng như sự ẩu tả của công nhân và đơn vị thi công xây dựng.
Một số lỗi thường gặp gây thấm nước trần nhà:
- Từ vị trí các ống thoát nước sàn, hộp kỹ thuật, các góc tường, giáp lai tường nhà, rãnh nước trên sàn mái… Nước và hơi ẩm sẽ từ bên dưới qua các vết rạn nứt chân chim, nứt cổ trần, mao mạch rỗng của tường xuống chảy xuống bên dưới, lâu ngày tường nhà bị thấm nước.
- Từ nước sàn nhà vệ sinh, bắt nguồn chủ yếu tại vị trí ống thoát nước sàn hoặc hộp kỹ thuật lan rộng từ chân tường lên trên bề mặt lâu dần làm mảng tường bị thấm nước.
- Các vết rạn cổ trần thường khá to nên nước mưa dễ dàng chảy vào, lâu ngày sẽ gây thấm tường trên diện rộng.
- Trần nứt do kết cấu nền móng yếu, làm ảnh hưởng đến toàn bộ kết cấu nhà và kéo theo vấn đề nứt trần, thấm nước.
- Bỏ qua hoặc làm không tốt khâu chống thấm sàn, trần, sân thượng trong lúc xây dựng nhà.
- Tắc hoặc thủng đường ống nước do lỗi thi công.
Sự xuống cấp do thời gian hoặc vật liệu kém
Bản thân vật liệu thông thường vẫn có khả năng thấm nước. Khi bề mặt vật liệu tiếp xúc với nước, nước sẽ xâm nhập qua các khe hở ở bề mặt, thẩm thấu theo các mao quản vào bên trong (mao dẫn) lâu ngày gây ra hiện tượng thấm. Với thời tiết khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, hiện tượng này diễn ra nhanh hơn, mưa liên tục sẽ khiến trần nhà bị thấm nước.
Hoặc một lý do nữa là do sử dụng vật liệu xây dựng kém chất lượng, nhanh xuống cấp và gây ra thấm dột.
Tại sao bạn cần xử lý ngay các vấn đề trần nhà bị thấm nước?
Ở trong một ngôi nhà bị thấm dột từ trần chưa bao giờ là một trải nghiệm thú vị, vì vậy việc muốn sửa chữa nhanh vấn đề trong mùa mưa để năng cao chất lượng cuộc sống sẽ là lý do hàng đầu cho việc xử lý vấn đề thấm trần nhà.
Lý do thứ hai là về thẩm mỹ của ngôi nhà
Ngôi nhà bị thấm trần, dù không dột thành từng giọt cũng sẽ khiến phần trần nhà bị loang lỗ, bong tróc lớp sơn, làm ố màu sơn, làm mất mỹ quan nghiêm trọng cho phần nội thất của ngôi nhà.
Cuối cùng là vấn đề về kết cấu và sự vững chắc của ngôi nhà
Trần nhà bị thấm nước lâu ngày sẽ gây ảnh hưởng mạnh tới toàn bộ ngôi nhà. Gây nấm mốc, dần phá hủy kết cấu bê tông. Và nó cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người già và trẻ nhỏ – những đối tượng rất nhạy cảm với môi trường xung quanh.
Biện pháp giúp xử lý trần nhà bị thấm nước
Chống thấm trần nhà bằng chất chống thấm chuyên dụng
Hai chất chống thấm chuyên dụng thường được sử dụng là Sika và CT-11A Plus
Chống thấm trần nhà bằng Sika
Sika- Vật liệu chống thấm đã quá quen thuộc với bất kỳ một chuyên gia sửa chữa nào. Nó dường như luôn xếp ở vị trí đầu tiên trong các giải pháp chống thấm ở nhiều vị trí khác nhau chứ không riêng chống thấm trần.
Với những ưu điểm vượt trội về khả năng thẩm thấu và hiệu quả cao lên đến hàng chục năm. Lại không đòi hỏi kỹ thuật thi công quá phức tạp, phương pháp xử lý thấm trần này đang được xem là giải pháp đáng tin cậy nhất.
Chất chống thấm CT-11A Plus Sàn
Chất chống thấm CT-11A Plus Sàn là vật liệu xử lý thấm dột sàn mái được sử dụng phổ biến trong các công trình kiến trúc lớn, nhờ khả liên kết cực tốt với bê tông, vữa xi măng, loại vật liệu này tạo nên hiệu ứng chống thấm hiệu quả, giúp bảo vệ trần nhà hoàn hảo. Đặc biệt hơn, vật liệu này có khả năng chịu mài mòn, chịu nước mặn, kháng kiềm cao, độ bền lên đến hơn 15 năm.
Chống thấm trần nhà bằng keo chống thấm
Sử dụng keo chống thấm là một trong những biện pháp an toàn và hiệu quả đối với trần nhà bê tông, mái tôn,… Không những vậy, keo chống thấm dột giúp gia chủ tiết kiệm chi phí, kéo dài tuổi thọ cho trần nhà.
Một số loại keo chống thấm trần nhà hiệu quả, được các nhà thầu xây dựng thường xuyên sử dụng là:
- Keo chống thấm AS – 4001SG.
- Keo chống thấm Neomax 820.
- Keo chống thấm Silicone.
- Keo chống thấm RTV.
- Keo chống thấm Acrylic.
- Keo chống thấm Polyurethane.
- Keo chống thấm dột TX 911,….
Xử lý chống thấm trần nhà bị dột nước mưa
Nếu trần nhà bị thấm nước trong thời gian dài gây dột thì phải cải tạo, sửa chữa lại sàn mái ở khu vực bị thấm kỹ lưỡng.
Trần nhà: Nếu mới bị ố vàng có thể dùng sơn chống thấm khô nhanh trong 1-2 giờ. Trần bị thấm nước nhiều gây dột thì xử lý nơi bị thấm, sau đó phủ bề mặt bằng sợi thủy tinh, keo chống thấm, rồi trét xi măng lại.
Mái nhà: Nên trám bít, hoặc dùng tấm nhôm mỏng để che nước. Nếu các máng xối thoát nước không kịp thì thay mới máng xối lòng sâu, hoặc đục thêm lỗ thoát nước, hoặc đổ vữa xi măng trộn phụ gia chống thấm. Các vết nứt trên máng xối, ô văng, sân thượng cũng dùng cách này nhưng dày hơn.
Lưu ý quan trọng về việc xử lý thấm trần nhà
Với kinh nghiệm nhiều năm trong lĩnh vực xây dựng nói chung và sửa chữa cải tạo nhà nói riêng, Kiến Vàng có 2 lưu ý nhỏ nhưng quan trọng muốn chia sẻ cùng các bạn đọc, hãy đọc nó trước khi bạn tiến hành sửa chữa, chống thấm trần nhà.
Chọn lựa giải pháp phù hợp với tình trạng thấm
Các vấn đề thấm dột nói chung và thấm tường nói riêng cần được tìm hiểu kỹ càng về nguyên nhân gây thấm, mức độ thấm, từ đó xử lý các vấn đề gây thấm (nếu đó là lý do có thể kiểm soát), sau đó mới chọn phương án chống thấm hiệu quả nhất.
Đừng chỉ xử lý ở phần bề mặt trần vì nó không triệt để và các vấn đề có thể vẫn tiếp tục tiếp diễn. Mặt khác, kết cấu nhà bị thấm trong thời gian dài đang âm thầm xuống cấp mà bạn không hề hay biết.
Tìm đơn vị có chuyên môn để giúp xử lý triệt để các vấn đề về thấm trần
Như đã nói đến ở trên, có nhiều vấn đề xuất phát từ chuyên môn của người xây dựng, điều đó cho thấy rằng chuyên môn của đơn vị thi công có sức ảnh hưởng to lớn đến chất lượng của một công trình, trong đó có sửa chữa, cải tạo và chống thấm trần.
Bạn có thể đã đọc về các biện pháp xử lý thấm trần mà chúng tôi đã nhắc đến ở trên, tuy nhiên chúng tôi không kiến nghị bạn tự mình thực hiện (trừ khi bạn có hiểu biết về việc sửa chữa, chống thấm nhà ở), bởi những vấn đề bạn thấy có thể chỉ là các vấn đề ở bề mặt, bạn không thể xử lý triệt để vấn đề đang tiềm ẩn, hãy tìm đến sự tư vấn từ chuyên gia, những người có chuyên môn trong việc chống thấm.
Tìm hiểu về Kiến Vàng nếu bạn cần một chuyên gia sửa chữa uy tín, có chuyên môn và kinh nghiệm tại Tp. Hồ Chí Minh.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng