Nội dung
Ngày nay, việc bố trí thang máy cho nhà phố đã trở nên phổ biến hơn. Tuy nhiên, với đặc thù về mặt diện tích khiêm tốn như kiến trúc nhà phố thì việc thiết kế, bố trí và lắp đặt thang máy không phải là điều đơn giản.
Xây Dựng Kiến Vàng sẽ hướng dẫn bạn một số cách bố trí thang máy cho nhà phố cực kì hiệu quả, vừa tiết kiệm diện tích lại vừa đảm bảo được công năng tối đa.
Đặc trưng của kiến trúc nhà phố
Nhà phố hay còn được gọi là nhà ống, là một dạng kiến trúc nhà ở phổ biến tại các đô thị lớn. Cấu trúc của loại nhà này thường có dạng hình chữ nhật, bề ngang mặt tiền khá khiêm tốn, có chiều dài nhất định và thường xây khá cao. Đặc biệt là ở các thành phố đông dân, thiết kế nhà phố thường có xu hướng nằm liền kề, san sát nhau.
Do đặc trưng của kiến trúc nhà phố là ưu tiên tận dụng độ cao, xây lên nhiều tầng để có thêm nhiều không gian, nên đã khiến cho việc di chuyển giữa các tầng gặp khó khăn.
Chính vì lí do đó, đã có nhiều gia chủ quyết định lắp đặt hệ thống thang máy để đáp ứng cho nhu cầu di chuyển của các thành viên trong gia đình.
Việc sở hữu một hệ thống thang máy nhà phố sẽ giúp cho việc di chuyển của các thành viên trong gia đình, đặc biệt là người lớn tuổi, trở nên dễ dàng và an toàn hơn, đồng thời tiết kiệm được rất nhiều thời gian.
Bên cạnh đó, thang máy còn được xem như là một thiết bị nội thất hiện đại và sang trọng, giúp tạo điểm nhấn và nâng tầm giá trị cho ngôi nhà.
Cách bố trí thang máy cho nhà phố hiệu quả trong sử dụng
Để có thể bố trí thang máy nhà phố hiệu quả, trước tiên gia chủ cần phải cân nhắc về nhu cầu sử dụng thang máy của bản thân và cả gia đình, sau đó kiểm tra tổng thể không gian trong căn nhà để chọn được vị trí lắp đặt thang máy tối ưu nhất. Sau đây là một số vị trí hiệu quả nhất mà Xây Dựng Kiến Vàng đã triển khai.
Bố trí thang máy lọt lòng cầu thang bộ
Phương án bố trí thang máy lọt lòng cầu thang bộ hay còn được gọi là bố trí cầu thang bộ ôm thang máy. Ở phương án này, tháng máy sẽ được đặt trong khoảng không gian trống ở chính giữa cầu thang bộ.
Đây là phương án bố trí thang máy phù hợp với các công trình được bàn giao thô, hoặc những căn nhà phố có diện tích lọt lòng thang bộ đủ tiêu chuẩn.
Một số ưu điểm của phương pháp bố trí này:
- Giúp tiết kiệm diện tích tối đa.
- Thang máy ở giữa có công dụng như là một vách ngăn, tạo không gian an toàn ở giữa thang bộ nên gia chủ không cần phải làm tay vịn cho hệ thống thang bộ, tiết kiệm được rất nhiều chi phí.
- Cầu thang bộ sẽ có chiều dài dài hơn, nên sẽ thoải mái hơn.
Nhược điểm của phương pháp này và hướng khắc phục:
- Do vị trí đặt thang máy ở ngay khu vực dành cho giếng trời nên sẽ giảm bớt lượng áng sáng tự nhiên dành cho ngôi nhà.
- Phần hố thang thông suốt từ phía dưới lên trên làm cho người nhìn có cảm giác vướng víu, khó chịu.
- Để khắc phục các nhược điểm này, Xây Dựng Kiến Vàng đề xuất giải pháp là ốp kính cho toàn bộ phần vách của hố thang máy. Gia chủ có thể lựa chọn phần kính có thiết kế tỉ mỉ hoặc là kính mờ để che đi các chi tiết cấu tạo của hệ thống thang máy, tạo nên vẻ đẹp cho thang máy, tránh gây mất thẩm mĩ cho thiết kế.
Bố trí thang máy bên cạnh thang bộ
Phương án bố trí thang máy này rất phổ biến và được áp dụng trong hầu hết các công trình xây dựng thang máy trong nhà phố, đặc biệt là những căn nhà phố có mặt tiền hẹp nhưng có chiều sâu tương đối lớn. Khi đó, việc bố trí thang máy cạnh thang bộ sẽ giúp căn nhà tạo nên sự cân đối, hài hòa.
Ưu điểm của phương án bố trí này là giải quyết được nhược điểm của phương án bố trí thang máy trong lòng thang bộ, đó chính là hệ thống giếng trời sẽ được giữ nguyên, đảm bảo việc lấy ánh sáng tự nhiên cho toàn bộ căn nhà, đồng thời cũng mang lại cảm giác thông thoáng, thoải mái cho gia đình.
Bên cạnh đó, việc tách biệt thang máy và thang bộ còn giúp tạo ra một không gian mới mẻ, mang tính thẩm mỹ cao. Đặt riêng thang máy cũng là một cách tạo điểm nhấn cho không gian bên trong căn nhà.
Nhược điểm của phương án này là:
- Thang bộ bắt buộc phải làm thêm phần tay vịn, ít nhất là ở một bên, điều này sẽ làm gia tăng chi phí thi công căn nhà.
- Thang máy đặt kế bên thang bộ sẽ chiếm một diện tích đáng kể, làm giới hạn không gian bên trong căn nhà.
- Thang bộ sẽ có độ dốc lớn hơn, điều này sẽ làm cho việc di chuyển trở nên khó khăn hơn.
- Phương án này chỉ dành cho việc xây mới, không thể áp dụng cho việc cải tạo lại căn nhà đã có thiết kế cố định trước đó.
Bố trí thang máy trong góc nhà
Đối với những căn nhà phố được gia chủ tận dụng không gian phía trước nhà để làm mặt tiền kinh doanh, hoặc dùng để làm gara ô tô thì việc bố trí thang máy trong góc nhà là một phương án hết sức hợp lý. Đây cũng là một trong những phương án phổ biến nhất và được nhiều hộ gia đình sử dụng nhất.
Ưu điểm lớn nhất của phương pháp này là tận dụng được tối đa khu vực phía trước căn nhà, đặc biệt là khu vực mặt tiền. Đặt thang máy trong góc nhà sẽ giúp cho không gian của toàn bộ ngôi nhà trở nên xuyên suốt hơn, tạo cảm giác rộng rãi, thoải mái cho gia đình.
Nhược điểm của phương án này là đôi khi sẽ tạo ra một số bất tiện trong việc vận chuyển, di dời đồ đạc ra vào thang máy, do va phải hai cạnh của góc vuông căn nhà. Hơn nữa, việc đặt thang máy ở góc nhà thường sẽ ưu tiên về mặt công năng sử dụng hơn, vì nằm trong góc khuất nên cũng khó mang lại giá trị thẩm mỹ, khó tạo được điểm nhấn cho căn nhà.
Cách lựa chọn loại thang máy tối ưu nhất cho nhà phố
Khi bố trí thang máy cho nhà phố, Xây Dựng Kiến Vàng luôn chọn loại thang máy có chất lượng tốt nhất, độ bền cao nhất. Nếu gia chủ muốn lựa chọn thang máy phù hợp với gia đình nhất thì hãy tham khảo 5 tiêu chí lựa chọn thang máy của Xây Dựng Kiến Vàng sau đây nhé:
Tiện ích phù hợp với nhu cầu sử dụng
Mỗi gia đình sẽ có các nhu cầu sử dụng thang máy khác nhau, chẳng hạn như gia đình có nhiều trẻ nhỏ sẽ có nhu cầu khác với gia đình có sự ưu tiên cho người lớn tuổi. Vì thế thang máy phải có những tiện ích phù hợp với nhu cầu chung của gia đình.
Độ an toàn cao
An toàn là trên hết, dù là đối với thiết kế nhà hay thiết kế thang máy. Gia chủ nên chọn loại thang máy có những tính năng an toàn như hệ thống liên lạc khẩn cấp, hệ thống khóa an toàn, hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống chuông báo động, …. Những tính năng này phải được kiểm tra, kiểm định và đánh giá chính xác, đảm bảo hoạt động bình thường, không trục trặc.
Độ bền cao và ổn định
Việc sửa chữa thay thế thang máy sẽ làm ảnh hưởng đến kiến trúc của toàn bộ ngôi nhà, đồng thời gây ra sự thất thoát về mặt kinh tế và rất lãng phí. Chính vì thế, khi lựa chọn thang máy, gia chủ nên cân nhắc về độ bền và tính ổn định của hệ thống thang máy.
Một hệ thống thang máy vận hành ổn đinh và có độ bền cao sẽ được thể hiện thông qua những yếu tố như công nghệ mà hệ thống đang sử dụng, các loại vật liệu cấu tạo và hình thành nên hệ thống thang máy. Xây Dựng Kiến Vàng sẽ hỗ trợ tư vấn rất kĩ để gia chủ yên tâm đưa ra quyết định.
Thiết kế phù hợp với tổng thể căn nhà
Như đã trình bày ở trên, thang máy cũng có thể được xem như là một món đồ nội thất để trang trí và tạo điểm nhấn bên trong căn nhà.
Chính vì thể, việc lựa chọn thang máy phải có thiết kế đồng điệu, phù hợp với thiết kế tổng thể của căn nhà, như thế mới tạo ra được điểm nhấn, giúp nâng tầm không gian sống của gia chủ lên một đẳng cấp khác.
Đơn vị thi công uy tín
Sản phẩm chất lượng nên đi kèm với dịch vụ thiết kế, thi công, lắp đặt và bảo trì, bảo dưỡng chất lượng nhất. Xây Dựng Kiến Vàng tự hào là đơn vị thiết kế, thi công nội thất uy tín với đội ngũ Kiến sư, Kĩ sư có chuyên môn cao cũng như là kinh nghiệm thực tế phong phú. Hãy liên hệ ngay với Xây Dựng Kiến Vàng để được tư vấn cách bố trí thang máy cho nhà phố cực kì hiệu quả và tiết kiệm.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng