Nội dung
Biện pháp thi công mái tôn nhà xưởng với chi phí tối ưu, giúp công trình tránh khỏi những yếu tố tác động từ môi trường hay các yếu tố ngoại cảnh như: nắng, mưa, gió,…
Ngoài ra, mái tôn còn tác dụng cách nhiệt, chống nóng và tạo thêm nét thẩm mỹ cho ngôi nhà. Vì vậy chủ đầu tư cần quan tâm tìm hiểu và lựa chọn được loại tôn lợp phù hợp và đơn vị thi công lợp mái tôn uy tín chuyên nghiệp để có được công trình bền đẹp với thời gian.
Các loại mái tôn phổ biến dùng cho nhà xưởng hiện nay
Trên thực tế mỗi công trình khác nhau sẽ sử dụng loại tôn khác nhau. Phần chia sẻ tiếp theo chúng tôi xin giới thiệu tới quý bạn những loại tôn chuyên dùng để thi công hiện nay.
Tôn 1 lớp
Tôn 1 lớp là loại tôn mỏng nhất và được ứng dụng trong việc lợp lán, mái hiên hoặc một số công trình nhỏ. Vì được cấu tạo 1 lớp vì thế độ bền của loại tôn này không được đánh giá cao. Tuy nhiên điểm cộng của nó lại là chi phí đầu tư vừa phải. Do đó bạn có thể cân nhắc lợp tôn 1 lớp cho công trình không quá quan trọng.
Tôn 3 lớp
Với cấu tạo chắc chắn, mang tới độ bền cao, tôn 3 lớp là sự lựa chọn hoàn hảo cho những công trình lớn hoặc công trình bị chịu ảnh hưởng nhiều từ thời tiết. Sản phẩm thường được lớp mái cho nhà xưởng, nhà kho,…
Tôn chống nóng
Đặc điểm của loại mái tôn thông thường đó là nhẹ, rẻ, thi công dễ nhưng lại gây ra hiện tượng nóng nước thường phải lắp thêm trần làm mát. Tôn chống nóng là sản phẩm khắc phục được những nhược điểm kia.
Giá thành sản phẩm tuy hơi đắt một chút nhưng tác dụng của nó mang tới cho người dùng là không thể phủ nhận. Đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo cho các công trình vào mùa nắng nóng.
Quy trình thi công mái tôn nhà xưởng
Đối với hệ thống mái tôn cho xưởng sản xuất cần lắp đặt khung sắt thép trước sau đó mới tiến hành lợp tôn bao quanh và lợp mái.
Ưu điểm của mái tôn là có độ bền cao, đẹp, thi công nhanh chóng đảm bảo cho quá trình hoạt động sản xuất của bạn nhanh hơn.
- Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu của chủ đầu tư.
- Bước 2: Khảo sát công trình, địa điểm làm mái tôn nhà xưởng.
- Bước 3: Lên thiết kế, đưa các phương án để chủ đầu tư lựa chọn.
- Bước 4: Ký kết hợp đồng thỏa thuận các điều khoản, trách nhiệm của 2 bên, hình thức thanh toán,…
- Bước 5: Tiến hành thi công, lắp đặt mái tôn theo thỏa thuận.
- Bước 6: Bảo hành, bảo dưỡng công trình theo định kỳ.
Hướng dẫn thi công mái tôn chi tiết
Thi công mái tôn trải qua nhiều bước từ khâu chuẩn bị tới lúc thực hiện. Ở mỗi khâu đòi người người thợ cần phải đảm bảo những chuẩn mực nhất định.
Đo kích thước mái tôn để thi công
Việc đo chính xác diện tích mái tốt là việc làm quan trọng và cần thiết. Thực chất việc đo đạc này giúp tối ưu chi phí mua vật liệu: không lãng phí và cũng không mua quá ít.
Lưu ý khi đo: Cần xác định độ dốc của mái nhà. Độ dốc này thường được tính bằng khoảng cách từ điểm cao nhất và điểm thấp nhất của mái nhà.
Chọn vật liệu thi công mái tôn
Tùy theo điều kiện tài chính và mong muốn của chủ nhà để đặt mua số lượng và mẫu mã của tấm lợp kim loại. Ngoài mái tôn là vật liệu chính bạn cũng cần mua thêm những đồ đạc khác như: cưa xoi, súng bắn ghim, mũi khoan, đinh vít, đinh đóng mái,…
Ngoài ra cũng cần chuẩn bị một thùng lớn để chứa phế liệu, dụng cụ. Lắp đặt và thi công mái tôn cần phải có giàn giáo.
Tháo bỏ mái tôn cũ
Nếu bạn lắp đặt mái tôn mới thì đương nhiên trước đó bạn phải thực hiện khâu tháo bỏ mái tôn cũ. Khi tháp các tấm tôn cũ bạn nên bắt đầu từ điểm cao nhất, xa nhất. Ngoài ra cũng nên thay thế lớp kim loại mới cho tấm lợp cũ, tấm ốp nóc, lỗ thông hơi.
Tiến hành lắp mái tôn mới
Khi lắp đặt tôn mới ta cũng nên lắp đặt từ đỉnh cao nhất rồi mới đến các mép mái.
- Bước 1: Giữ tấm lợp đầu tiên và đặt trên mái nhà sao cho vị trí của nó nhô với mép mái ít nhất 4/4 inch.
- Bước 2: Sử dụng đinh vít đầu có vòng đêm cao su để cố định tấm lợp. Chú ý các đinh vít cách nhau khoảng 12 inch.
- Bước 3: Tiến hành lần lượt lắp các tấm lợp khác gối cạnh lên nhau ít nhất 1 inch. Tiếp tục như vậy cho tới khi bao phủ toàn mái.
- Bước 4: Tiến hành lắp đặt các tấm che khe nối
- Bước 5: Hoàn thành thi công lắp mái tôn. Dọn dẹp những mảnh vỡ, phế liệu.
Tiêu chuẩn nghiệm thu lợp mái tôn
Tiêu chuẩn nghiệm thu lợp mái tôn quy định các yêu cầu thiết kế và hướng dẫn cách lắp đặt các loại tấm lợp dạng sóng dùng lợp mái nhà và công trình xây dựng.
Thông gió
Các mái dốc phải thiết kế thông gió đảm bảo có hai chuỗi khe hở cho phép không khí thông vào và thoát ra để tránh tích tụ hơi ẩm. Diện tích tiết diện ngang tối thiểu của mỗi dãy khe hở ít nhất là bằng 1/800 toàn bộ diện tích của mái.
Các khe hở thông gió có thể đặt tại đầu hồi nếu như chúng không quá 12m.
Cách nhiệt
Khi sử dụng sản phẩm lợp có hệ số dẫn nhiệt lớn hơn ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung giải pháp cách nhiệt để đảm bảo yêu cầu cách nhiệt cho mái.
Cách âm cho mái tôn nhà xưởng
Khi sử dụng những sản phẩm có chỉ số giảm âm thấp hơn giá trị ngưỡng thiết kế quy định, phải thiết kế bổ sung một lớp cách âm để bảo đảm yêu cầu cách âm cho mái.
Chống ăn mòn bởi hóa chất
Các sản phẩm phải chống được sự ăn mòn gây ra từ nước mưa, sương muối, các axit thông thường và các chất kiềm.
Sản phẩm không chống được sự ăn mòn hóa chất nêu trên, phải có chỉ dẫn thiết kế phủ hoặc sơn thêm một lớp có thành phần chính là acrylic ở bề mặt chịu bức xạ mặt trời trực tiếp.
Độ an toàn khi sử dụng
Các thử nghiệm thích hợp được mô tả trong tiêu chuẩn sẽ chỉ ra đặc tính của các sản phẩm xét ở khía cạnh an toàn, môi trường và độ bền.
Khả năng chống tốc mái do gió
Thiết kế phải định rõ loại và số lượng các chốt (N) trên mỗi m2 đối với các độ dốc lớn hơn 15%.
Chống cháy
Khi thiết kế mái phải lựa chọn sản phẩm lợp và vật liệu kết cấu đảm bảo đáp ứng phù hợp với cấp và loại phòng chống cháy quy định cho nhà và công trình xây dựng.
Lưu ý khi thực hiện biện pháp thi công mái tôn
Trước tiên phải kiểm tra khung kèo, xà gồ đảm bảo khô ráo. Thanh xà gồ làm bằng sắt thì nên được sơn lớp sơn tĩnh điện chống han rỉ.
Để đảm bảo chất lượng ta hạn chế sử dụng thanh xà đã qua xử mà chưa có crom, đồng.
Kiểm tra độ cong vênh của xà gồ để khi thi công tiến hành lấy dấu đinh vít chính xác, không bị lệch ra ngoài.
Khi lắp đặt hai mái tôn liền nhau phải được úp lên nhau ít nhất 1 sóng để không xảy ra hiện tượng cấn sóng khi bắt vít.
Bắt vít thưng tường cần bắn vào múi âm và vuông góc với bề mặt tấm tôn che vách tường.
Trong suốt quá trình thi công cần sử dụng lưỡi dao kim loại thay vì lưỡi dao carbon để gọt tấm tôn được đẹp và chính xác theo ý muốn.
Nếu lắp đặt tôn lạnh thì cần tránh để phôi sắt bắn lên bề mặt bởi có thể gây ra hiện tượng rỉ mái tôn.
Sau khi hoàn thành cần kiểm tra lại kỹ để xử lý những sai sót.
Hiện nay rất nhiều đơn vị chia sẻ biện pháp thi công mái tôn đúng kỹ thuật, chuẩn an toàn. Tuy nhiên bạn cũng cần tìm hiểu kỹ trước khi quyết định nên lựa chọn đơn vị thi công nào.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng