Nội dung
Xây dựng móng nhà trên nền đất yếu sao cho đảm bảo an toàn, bền vững là điều cần được quan tâm đặc biệt khi xây nhà. Bởi những sai xót khi xây dựng móng có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho chính ngôi nhà, những người trong nhà và cả những hàng xóm xung quanh.
Bạn biết đấy, móng nhà phải chịu tải cả công trình vì vậy nếu nó không vững chắc thì sẽ không thể đảm bảo an toàn cho công trình. Đặc biệt là với những ngôi nhà nhiều tầng.
Tùy theo tải trọng và điều kiện địa chất thực tế của đất xây mà loại móng nhà cụ thể sẽ được các Kỹ sư có chuyên môn tính toán và lựa chọn. Bạn có thể sẽ cảm thấy chủ đề này hơi phức tạp, nhưng đừng quá lo lắng, vì Kiến Vàng sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết hơn về nó nhé.
Các loại đất nền yếu thường gặp
Đất cát yếu: Nhà xây trên nền cát có thể gặp phải hiện tượng cát chảy do kết cấu của loại đất này không bền chặt, rất nguy hiểm nếu không được xử lý, có thể gây sụt lún, cát chảy trong tương lai.
Đất bùn, than bùn và đất than bùn, đất sét yếu: Là loại đất được đánh giá có độ bền thấp nên cần phải được xử lý trước khi thi công xây dựng.
Đất bazan: Xây nhà trên đất bazan rất dễ bị lún sập nếu không đươc gia cố tốt, vì đặc điểm của loại đất này là có độ rỗng lớn, dụng trọng khôn thấp, khả năng thấm nước cao, vì vậy rất dễ gây ra lún sập.
Đất đắp: Nếu đất xây nhà bạn là loại đất được đắp từ nhiều loại đất có thành phần không thuần nhất và khi đắp, đất không được phân bố đồng đều thì cần được sử lý lại để đảm bảo sự an toàn cho công trình xây dựng trên đất.
Cách xác định nền đất yếu
Xác định bằng kinh nghiệm
Xác định loại đất bằng mắt thường hoặc khảo sát khu vực xung quanh là một cách mà các nhà thầu, công ty xây dựng vẫn thường sử dụng. Cách này không dựa vào các chỉ số mà chỉ dựa vào kinh nghiệm thi công nên tình chính xác không cao, không thể đưa ra phương án thi công chuẩn chỉnh từng chi tiết. Tuy nhiên với những mô hình nhà ở thấp tầng như nhà cấp 4, nhà 1 tầng thì phương án này có thể thực hiện được và nó giúp gia chủ tiết kiệm hơn rất nhiều.
Ngược lại, với những công trình cao tầng, công trình lớn, chung cư, tòa nhà văn phòng thì cần được thực hiện tính toán chuyên nghiệp hơn với các chỉ số cụ thể.
Xác định bằng các chỉ số tính toán đã được chứng minh
Khảo sát địa chất, khoan, lấy mẫu và tính toán các chỉ số trước khi đưa ra kết luận về tính trạng địa chất đất xây là phương án khoa học và hiệu quả. Đây cũng là giải pháp được chấp nhận bởi cộng đồng khoa học và có cơ sở khoa học.
Theo chỉ tiêu vật lý, họ đã chỉ ra rằng nền đất yếu khi thỏa mãn điều kiện:
- Dung trọng : gW<= 1,7 T/m3.
- Hệ số rỗng : e >=1.
- Độ ẩm : W >=40%.
- Độ bão hòa : G >=0,8.
- Còn đối với chỉ tiêu cơ học, nền đất yếu là:
- Sức chịu tải bé là: R = (0,5 – 1)kG/ cm2
- Modun biến dạng là: E0<= 50 kG/cm2.
- Hệ số nén là: a >= 0,01 cm2/kG
- Góc ma sát trong là: fi <= 100
- Lực dính (đối với đất dính) là: c <= 0,1 kG/cm2.
4 Tiêu chuẩn làm móng nhà trên nền đất yếu
Tiêu chuẩn về độ sâu chôn móng
Tăng độ sâu chôn móng là giải pháp giúp làm tăng độ bền của móng. Bằng cách cắm sâu móng hơn dẫn đến trị số sức chịu tải của nền tăng, ứng suất gây lún cho móng giảm. Hơn nữa tăng độ sâu cho móng giúp đặt móng xuống các tầng đất phía dưới, làm tăng sự ổn định của móng.
Tuy nhiên phương án này khá tốn kém vì móng càng chôn sâu thì nguyên vật liệu sử dụng càng nhiều.
Tiêu chuẩn về hình dáng và kích thước móng
Diện tích của đáy móng sẽ tỷ lệ nghịch với áp lực và độ lún, vì vậy việc tăng diện tích đáy móng sẽ giúp giảm áp lực và độ lún. Giúp thay đổi được mức chịu tải trọng, giảm khả năng biến dạng của nền.
Lưu ý không áp dụng cho địa chất có đất nền lún tăng dần theo chiều sâu.
Tiêu chuẩn về loại móng và độ cứng của móng
Móng đơn, móng cọc, móng băng, móng bè là 4 loại móng phổ biến nhất trong xây dựng nhà ở, tuy nhiên với móng nhà trên nền đất yếu thì loại móng được ưu tiên sử dụng là móng băng và móng cọc.
Để tăng khả năng chịu tải của móng, bạn có thể tăng độ cứng của móng. Vì độ cứng của móng càng lớn thì độ biến dạng và độ lún càng nhỏ.
Các biện pháp bao gồm: tăng độ dày của móng, tăng cốt thép dọc chịu lực, tăng độ kết cấu, bố trí thêm các sườn tăng cường… để gia cố móng nhà khi thi công trên nền đất yếu.
Tiêu chuẩn về cọc tre cọc tràm khi làm móng trên nền đất yếu
Gia cố đất yếu bằng cọc tre, cọc tràm là phương pháp truyền thống vẫn được áp dựng đến ngày nay, thường áp dụng cho nhà cấp 4 hoặc nhà thấp tầng.
Tiêu chuẩn về cọc tre:
- Tre làm cọc phải là tre già trên 2 năm tuổi, thẳng, tươi, đường kính tối thiểu 6cm. Không cong vênh.
- Đầu trên của cọc phải cách mắt thứ nhất của tre 50mm, vuông góc với trục của cọc. Đầu dưới thì được vát nhọn, và cách mắt 200mm để làm mũi cọc.
- Chiều dài tre là 2 – 3m
Tiêu chuẩn về cọc tràm:
- Thân cọc tràm phải tươi và không bị bong tróc vỏ
- Mật độ cọc tràm phải từ 16.000 cây/ha trở lên
- Cọc tràm dài 3,7m, tiết diện nhỏ, đường kính ngọn từ 6-8cm, đường kính gốc từ 8-10cm
Như vậy để xây dựng một ngôi nhà bền vững trên một nền đất yếu, việc lựa chọn loại móng và phương thức gia cố móng rất quan trọng.
Nếu bạn vẫn còn những băn khoăn về giải pháp xây nhà trên nền đất yếu và cụ thể là phần làm móng nhà, liên hệ ngay với Kiến Vàng để được tư vấn chi tiết bởi các kỹ sư có đủ chuyên môn và kinh nghiệm thực tế của chúng tôi nhé.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng