Nội dung
Thi công vách panel nhà xưởng là một trong những điều cần thiết khi xây dựng các công trình công nghiệp, công trình tạm hoặc các kho bãi hiện nay.
Với mức chi phí hợp lý, quá trình thi công đơn giản và khả năng cách âm cách nhiệt tốt, hoàn toàn có thể hiểu tại sao nó lại được tin tưởng sự dụng rộng rãi đến vậy.
Với những ưu điểm mà khó có thể tìm thấy ở bất kỳ loại vật liệu nào khác, vách panel được ứng dụng để xây dựng lắp đặt nhiều khu vực, bộ phận khác nhau trong nhà xưởng.
Về cấu tạo, vách panel có ba phần gồm hai lớp tôn bên ngoài, kẹp cố định lớp vật liệu lõi bên trong. Tên gọi các tấm panel cũng chính là tên các vật liệu lõi này.
Ưu điểm của vách panel đối với nhà xưởng
Là vật liệu tiên tiến hiện đại, vách panel nhà xưởng đang là một trong những vật liệu được quan tâm nhiều nhất trong ngành xây dựng hiện nay.
Có thể nói, sự ra đời của vách panel đã khắc phục được rất nhiều những mặt hạn chế trong thi công của những vật liệu xây dựng truyền thống.
Tỷ trọng nhẹ. Các nhà xưởng thường được xây dựng trên những khu vực có quy mô diện tích lớn hơn rất nhiều so với nhà ở. Vì vách panel có tỷ trọng nhẹ nên việc thi công sẽ giảm bớt được sức ép lên toàn bộ công trình.
Ngoài ra, nhờ đặc tính siêu nhẹ mà xây dựng vách panel cũng không tốn quá nhiều chi phí vận chuyển, bóc dỡ như cách thi công của các vật liệu cũ. Việc xây dựng những công trình lớn, nhiều tầng cũng không còn gặp nhiều trở ngại và nguy hiểm như trước.
Lắp đặt nhanh chóng. Thiết kế của vách panel rất tiện lợi và thân thiện với người dùng nên không cần phải dùng thợ có tay nghề cao như kiểu thi công truyền thống. Việc xây dựng đơn giản hơn rất nhiều nhờ có các ngàm âm dương giúp chúng liên kết với nhau đơn giản và chắc chắn.
Điều này giúp tiết kiệm được chi phí nhân công và thời gian xây dựng. Máy móc dùng cho việc thi công cũng không đòi hỏi phải quá phức tạp.
Tái sử dụng nhiều lần. Nhờ độ bền cao, thi công không tạo nhiều dấu vết trên bề mặt nên vách panel vừa dễ dàng thi công vừa thuận tiện khi tháo dỡ và sử dụng cho hạng mục công trình khác.
Hiệu quả kinh tế vô cùng cao. Quá trình tháo dỡ cũng đơn giản như quá trình thi công. Không tốn nhiều thời gian cũng như không cần quá nhiều nhân công. Hơn nữa, việc tháo dỡ cũng sẽ không ảnh hưởng nhiều đến môi trường làm việc của nhà xưởng.
Lưu ý khi thi công vách panel nhà xưởng
Bảo quản vật liệu
Hầu hết mọi người đều tập trung vào phần thi công nhưng có một điều tiên quyết đảm bảo cho quá trình thi công được diễn ra thuận lợi, đó là chất lượng vật liệu.
Khi đã nhận yêu cầu và triển khai xong ý tưởng thì bên thi công sẽ chuẩn bị, gia công trước những tấm panel cũng như phụ kiện.
Lúc này, việc bảo quản vật liệu để đợi đến ngày thi công cần được thực hiện cẩn thận, kiểm tra lại nhiều lần để tránh tình trạng hư hại, thiếu sót. Quá trình thi cũng sẽ đảm bảo được năng suất.
Khung sườn cần được đặc biệt chú ý
Phần này sẽ định hình cho toàn bộ công trình nhà xưởng nên phải được thi công một cách cẩn thận. Điều đầu tiên nên quan tâm đó là các thanh, cột để tạo khung tuyệt đối không được để bị uốn cong. Quá trình bảo quản và vận chuyển không cẩn thận rất dễ gây ra tình trạng này.
Sau khi đã được lắp đặt, các thanh này cần được được giữ cho không bị xê dịch để hỗ trợ cho bước lắp đặt tiếp theo. Có thể sử dụng máy đo laser và xe cẩu để giúp quá trình thi công được nhanh chóng và chính xác hơn.
Các vách ngăn giữa các khu vực
Phần vách ngăn này nên được lên thiết kế thật kỹ từ đầu để toàn bộ công trình được ăn khớp với nhau.
Vách ngăn cần được thi công công kín kẽ, giúp hiệu quả cách âm, cách nhiệt được phát huy tối đa. Chất lượng quá trình bảo quản, sản xuất sẽ phụ thuộc rất nhiều vào việc thi công bộ phận này.
Thi công vách panel tường trong
Để có thể thi công vách panel tường trong được hoàn thiện, chất lượng và đẹp mắt nhất bạn nên làm theo các hướng dẫn sau đây:
Bước 1: Xác định khu vực thi công
Xác định chính xác vị trí sẽ lắp đặt, thi công panel, dùng dụng cụ đánh dấu, đèn laser để xác định vị trí trên sàn và tường.
Đo đạc và tạo khung sườn theo theo đúng với bản vẽ.
Bước 2: Lắp đặt khung sườn
Lắp đặt khung, thanh chữ U lên sàn và trần nhà, đúng với vị trí đã được đánh dấu trước đó. Bắn vít để cố định chắc chắn phần khung vào tường.
Phần khung phải được làm chắc chắn, phù hợp với kích thước của panel để đảm bảo sự chắc chắn khi dùng.
Bước 3: Dựng panel vá bắn vít
Lắp tấm panel vào vị trí của thanh chữ U được lắp đặt ở bước trên.
Lần lượt lắp các tấm panel khác vào theo đúng vị trí, đúng chiều để có thể liên kết với nhau bằng các ngàm âm dương.
Bắn vít vào vị trí của ngàm nối, lưu ý bắn chính xác để không ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Bước 4: Nối mí, cố định panel
Ghép các tấm panel từ từ lại với nhau, đảm bảo các mí nối phải khớp nhau 100%. Lưu ý không dùng lực ép quá mạnh làm biến dạng tấm panel.
Dùng các phụ kiện nhôm panel để gia cố cho các góc tiếp giáp với tường các khoảng hở giữa 2 tấm panel.
Bước 5: Kiểm tra, hoàn thiện
Kiểm tra phần ốc vít trên các phụ kiện nhôm để đảm bảo sự chắc chắn.
Đi keo cho các vị trí nối tấm, các điểm tiếp giáp với tường nhằm đảm bảo không có bất kỳ khe hở làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
Hoàn thiện công trình, vệ sinh là có thể sử dụng ngay.
Thi công vách panel tường ngoài
Thi công panel vách ngoài cần có sự hỗ trợ của các máy móc thiết bị hiện đại và nhân công có chuyên môn. Chi tiết các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Khảo sát vị trí thi công
Đo chính xác kích thước, vị trí thi công, vị trí cửa sổ, cửa chính, đánh dấu lại chính xác tất cả các vị trí.
Tính toán diện tích chính xác để sử dụng vật tư phù hợp, tránh gây dư thừa, hút hụt vật tư.
Bước 2: Thiết kế phần khung và lắp đặt
Phần khung thép tiền chế sẽ được thiết kế đảm bảo phù hợp với độ dày, kích thước của tấm panel.
Thi công lắp đặt khung chắc chắn, hoàn thiện để sẵn sàng lắp panel.
Bước 3: Thi công lắp đặt phụ kiện chân panel
Các khe hắt, chân panel sẽ được lắp đặt trước, lắp đúng với độ cao của bản vẽ và đồng nhất với kích thước của tấm panel.
Bước 4: Thi công panel
Khoan vị trí bắn vít trên khung và dùng dây mực để đánh dấu thật chính xác để tránh bắn sai làm mất thẩm mỹ.
Dựng tấm panel vào đúng vị trí cần lắp đặt, bắn vít xuyên tấm để cố định panel. Khoảng cách của các điểm vít nên là 3m, khoảng cách này càng nhỏ, tấm panel sẽ càng được cố định chắc chắn hơn.
Lần lượt ghép các tấm panel lại với nhau và liên kết bằng ngàm âm dương. Bắn vít cố định tại các vị trí chân.
Các vị trí trên cao sử dụng thiết bị vận chuyển phải cẩn thận tránh làm trầy xước, hư hỏng tấm panel.
Bước 5: Thi công lắp đặt cửa
Vị trí của cửa chính, cửa phụ và cửa sổ đã được xác định trước đó, đánh dấu và cắt tấm panel để chừa khoảng trống thích hợp.
Bạn nên dùng loại cửa phù hợp với tấm panel để thi công công trình, đảm bảo tính thẩm mỹ cao.
Bước 6: Gia cố thêm phụ kiện, hoàn thiện thi công
Sử dụng các phụ kiện nối tấm ở các góc, các liên kết, các khoảng cách của 2 tấm panel để không có khoảng trống nào.
Kiểm tra hoàn thiện phần thi công tường ngoài.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng