Nội dung
Khi thiết kế móng nhà xưởng cần lưu ý đến kết cấu, nhằm đảo bảo được độ quan trọng của chức năng nâng đỡ toàn bộ tải trọng của nhà xưởng.
Móng nhà được kết cấu bởi 3 thành phần chủ yếu là: bản móng, giằng móng và cổ móng. Mỗi loại móng nhà khác nhau sẽ phù hợp với địa hình, khu vực khác nhau.
Mặc khác, sự bền vững của công trình có sự tác động đến tài sản, máy móc, trang thiết bị được dùng trong công trình đó.
Kết cấu cơ bản của móng nhà xưởng
Kết cấu móng nhà xưởng bao gồm: Bản móng – đài móng, giằng móng – đà kiềng và cổ móng.
Bản móng
Đài móng là bộ phận liên kết các cọc cùng với nhau và có tác dụng phân bổ lực, tăng độ bền cho công trình. Giúp bảo đảm cân bằng lực cho toàn bộ bề mặt & toàn bộ diện tích phần nền móng.
Việc thiết kế đài móng còn phụ thuộc vào địa chất khu vực xây dựng. Chiều sâu chôn đài vả cả chiều cao đài đều được tính toán kỹ lưỡng bởi các kỹ sư kết cấu.
Đồng thời, bản thiết kế này cần tuân thủ những quy định trong quy chuẩn xây dựng. Nhằm bảo đảm được tải trọng công trình. Những thông số này đều được thể hiện một cách chi tiết trong bản vẽ thiết kế.
Đà kiềng
Giằng móng hay còn gọi là dầm móng là một kết cấu được sử dụng để liên kết các móng hoặc kết cấu trên móng lại, giúp tăng cường độ cứng của toàn hệ.
Là kết cấu nằm theo phương ngang của nhà, có nhiệm vụ đỡ tường bao che, hay tường ngăn trong nhà truyền vào móng. Vị trí của giằng móng phụ thuộc vào vị trí của tường. Có thể nằm ngoài, giữa và mặt trong của cột.
Cổ móng.
Chiều cao của cổ móng được tính toán giúp phù hợp với phần kết cấu móng. Khi thiết kế chiều cao của cổ móng, cần đáp ứng được những yêu cầu của hệ thống cấp thoát nước, và hầm hố ga.
Tiêu chuẩn thiết kế móng nhà xưởng
Tiêu chuẩn bản vẽ thiết kế móng nhà xưởng và các hệ thống kỹ thuật phần công trình ngầm nhà xưởng nếu có phải đảm bảo phù hợp với tính chất cơ lý của đất nền và các đặc trưng tự nhiên của nền xây dựng.
Trong đó, tiêu chuẩn nền móng khi thiết kế bản vẽ nền móng phải đảm bảo các quy định.
Thiết kế móng xây dựng nhà xưởng có độ cao mặt trên móng thấp hơn mặt nền với độ chênh lệch là:
- Đối với cột cốt thép: Độ chênh lệch 0,2m.
- Đối với cột có khung chèn tường: Độ chênh lệch 0,5m.
- Đối với cột bê tông cốt thép: Độ chênh lệch 0,15m.
Đối với cao độ chân đế cột thép của hành lang, cầu cạn đỡ các đường ống giữa các phân xưởng phải cao hơn độ cao san nền ít nhất là 0,2m.
Thiết kế móng cột nhà xưởng có khe co giãn và các phân xưởng có dự kiến mở rộng cần thiết kế chung cho hai cột giáp liền nhau.
Đối với các móng dưới tường gạch, tường xây, đá hộc nếu là nhà không khung: chiều sâu đặt móng nhỏ hơn hoặc bằng 15cm cần thiết kế dầm đỡ tường và mặt trên dầm đỡ nên thấp hơn mặt nền khi hoàn thiện ít nhất là 3cm.
Thiết kế móng nhà xưởng đối với phần chịu tác động của nhiệt độ cao phải có sử dụng lớp bảo vệ vật liệu chịu nhiệt, móng chịu tác dụng ăn mòn phải có thiết kế vật liệu chống ăn mòn.
Những yếu tố cần quan tâm khi thiết kế móng cho nhà xưởng
Kiểm tra kết cấu địa chất: Đây là yêu cầu đầu tiên buộc phải thực hiện đối với bất kỳ công trình xây dựng nào.
Lựa chọn kiểu móng nền: Thông qua việc khảo sát đất nền nói trên, người kỹ sư công trình sẽ quyết định được nên sử dụng loại móng nào.
Nguyên vật liệu sử dụng: Tốt gỗ hơn tốt nước sơn, những vật liệu xây dựng chất lượng sẽ giúp các chức năng của nền móng được phát huy một cách hiệu quả.
Nhà thầu: cần chọn lựa một nhà thầu uy tín, với những nhân công giàu kinh nghiệm, tay nghề cao để tránh những rắc rối phát sinh.
Yêu cầu kỹ thuật chung khi thiết kế móng nhà xưởng
Tùy thuộc vào số liệu khảo sát địa chất, hiện trạng của khu đất, lựa chọn loại móng cho phù hợp đảm bảo độ bền vững, tránh gây ảnh hưởng cho các công trình lân cận. Yêu cầu kỹ thuật chung đối với các loại móng gồm:
Móng phải đảm bảo kiên cố: thiết kế móng phải có kích thước phù hợp với yêu cầu chịu lực.
Móng phải ổn định: sau khi xây dựng, móng phải lún đều trong phạm vi cho phép, từ 8-10cm móng không gãy trượt, gãy hoặc nứt.
Móng phải bền lâu: Móng phải bền vững trong suốt quá trình sử dụng. Lớp bảo vệ móng, độ sâu chôn móng, vật liệu làm móng phải có khả năng chống lại tác động của các loại nước ngầm, nước mặn, các tác hại xâm thực khác.
Đảm bảo yêu cầu kinh tế: thông thường giá thành móng chiếu khoảng 8-10% giá thành công trình. Nếu có tầng hầm thì chiếm 12-15% giá thành. Do đó phải chọn hình thức và vật liệu làm móng phù hợp với điều kiện làm việc, đảm bảo các yêu cầu trên, tránh lãng phí.
Phải hiểu rằng móng là vật liệu chôn sâu dưới đất, nằm dưới công trình, nên nếu sau khi xây dựng xong mới phất hiện ra cường độ và tính ổn định của móng không đảm bảo sẽ khó sửa chữa.
Trên đây là một số thông tin cơ bản thiết kế móng cho nhà xưởng được chúng tôi tổng hợp, chúc bạn có được tham khảo hữu ích đạt hiệu quả sử dụng.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng