Nội dung
Cải tạo mặt bằng kinh doanh từ những căn nhà phố, hoặc các mặt bằng cũ không chỉ giúp thời gian hoạt động nhanh, mà còn giúp tiết kiệm phần lớn chi phí cho các chủ đầu tư.
Tuy nhiên, để có được một mặt bằng buôn bán ứng ý, phù hợp với mục đích kinh doanh của mình, cần cải tạo sửa chữa như thế nào? Làm sao để tiết kiệm nhất, hãy cùng Xây Dựng Kiến Vàng tìm hiểu qua bài viết sau.
Cải tạo cơi nới mặt bằng kinh doanh
Đa phần những mặt bằng kinh doanh tại trung tâm, hoặc các khu chuyên buôn bán thường có diện tích không quá lớn, song lại có ưu điểm về hình thức và vị trí.
Do đó, khi cải tạo từ mặt bằng cũ để làm nơi kinh doanh buôn bán, các chủ đầu tư thường sẽ lựa chọn phương án mở rộng, cơi nới để có được mặt tiền rộng rãi, thoáng đãng. Cũng như giúp tăng phần bày biện cho hàng hóa, tạo cảm giác thoải mái cho khách hàng khi vào xem.
Việc mở rộng mặt bằng này sẽ được các KTS lên phương án thiết kế phù hợp với hiện trạng vốn có của căn nhà.
Bạn có thể áp dụng nhiều cách khác nhau. Thay vì dùng những chiếc cửa gỗ nặng nề, bạn có thể thay bằng cửa cuốn, hoặc cửa kính vừa thoáng lại có thể tiết kiệm không gian.
Hoặc cũng có thể tạo độ thông thoáng hơn cho nơi buôn bán bằng cách phá bớt các phòng chức năng ở tầng trệ để diện tích kinh doanh trở lên thoáng hơn.
Mở cửa tối đa, không nên để bức tường hay cột nhà chắn phía mặt tiền, điều này giúp phía trước ngôi nhà thêm phần rộng tối ưu.
Có thiết kế phù hợp với mục đích kinh doanh
Nhiều người cho rằng chỉ cần sơn sửa lại cơ bản nội thất bên trong là có thể cải tạo mặt bằng thành nơi kinh doanh. Tuy nhiên, cần dựa vào nhu cầu thực tế để có được phương án tối ưu nhất và tiết kiệm chi phí thi công hơn.
Mỗi không gian cửa hàng sẽ có cách trang trí, bày biện và sắp xếp riêng tùy theo mục đích sử dụng như: cửa hàng quần áo, mỹ phẩm, hoặc kinh doanh ăn uống, khách sạn,… sẽ có kết cấu và kiến trúc riêng.
Tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn từ các KTS và Kỹ sư để chọn ra phương án phù hợp nhất.
Nhưng điểm cần lưu ý khi cải tạo mặt bằng kinh doanh
Đa phần những mặt bằng kinh doanh thường được thuê lại và sửa chữa rồi mới có thể hoạt động buôn bán. Do đó, bạn cần lưu ý một vài điểm sau:
Yếu tố phong thủy
Phong thủy là vấn đề rất quan trọng đặc biệt đối với người làm kinh doanh. Vì thế, khi sửa chữa nhà bạn nhất định phải quan tâm vấn đề này.
Bạn có thể chọn cho mình màu sơn tường hợp bản mệnh hay những món đồ nội thất có tính phong thủy cao. Điều này giúp tăng may mắn, tài lộc cho công việc kinh doanh của bạn.
Có kế hoạch đầy đủ
Bạn nhất định phải có kế hoạch cụ thể để có được sự chủ động khi tu sửa. Bạn nên tham khảo các mẫu nhà kinh doanh cùng mặt hàng của mình từ đó đưa ra những ý tưởng sao cho phù hợp nhất.
Qua bản kế hoạch bạn cũng có thể xác định kinh phí sửa chữa, thời gian cải tạo chủ động cho việc khai trương cửa hàng.
Lựa chọn đơn vị thi công cải tạo mặt bằng kinh doanh uy tín
Một trong những lưu ý khi cải tạo mặt bằng kinh doanh bạn không thể bỏ qua chính là đơn vị thực hiện. Bạn cần tìm kiếm cho mình một địa chỉ uy tín, chuyên nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng công trình tốt nhất.
Các bước cần thiết khi cải tạo mặt bằng
Khác với việc xây mới, cải tạo mặt bằng cũ thường thực hiện trên kết cấu có sẵn. Do vậy, trước khi có thiết kế, đòi hỏi KTS phải khảo sát mặt bằng, xem xét hiện trạng của căn nhà để đưa ra phương án sửa chữa hợp lý.
Dưới đây là những kinh nghiệm hữu ích mà bạn có thể tham khảo trước khi thực hiện tân trang nhà ống cũ.
Khảo sát hiện trạng để có phương án sửa chữa
Xem xét hiện trạng sẽ giúp bạn có phương án cải tạo hợp lý và tiết kiệm chi phí nhất. Những mặt bằng cũ thường xảy ra tình trạng như: võng sàn, ẩm mốc, thiếu sáng, lớp sơn tường bị bong tróc, nhà hẹp cần mở rộng. KTS và Kỹ sư sẽ dựa trên những đánh giá cơ bản để đưa ra phương án xử lý phù hợp nhất.
- Nhà bị võng sàn thì hướng xử lý sẽ là gia cố lại hệ thống sàn cho chắc chắn.
- Nhà bị ẩm mốc, thiếu sáng thì phải thiết kế thêm giếng trời hoặc mở thêm hệ thống cửa sổ.
- Tường nhà bị bong tróc thì cần phải tróc hết lớp vữa bên ngoài, trát lại xi măng sau đó sơn lại.
- Nhà hẹp thì có thể tiến hành cơi nới, mở rộng.
- Thay thế toàn bộ nội thất,…
Dự trù chi phí cải tạo mặt bằng kinh doanh
Trước khi cải tạo mặt bằng để buôn bán, bạn cần dự trù kinh phí sửa chữa để chuẩn bị tài chính. Nếu bạn không dự trù, tính toán chi phí cẩn thận trước khi sửa chữa có thể sẽ có các phát sinh không đán có.
Chi phí tham khảo: Báo giá chi tiết dự án cải tạo nhà 1 tầng_Chị T
Để dự trù kinh phí sửa chữa thì bạn cần tính toán dựa trên các chi phí sau:
- Chi phí thiết kế.
- Chi phí nguyên vật liệu.
- Chi phí nhân công.
- Chi phí hoàn thiện nội thất.
- Chi phí cho trang thiết bị phục vụ kinh doanh.
- Chi phí cho biển bảng quảng cáo ngoài trời,…
Bạn nên tính toán chi phí càng chi tiết càng tốt để có thể dự trù kinh phí sửa chữa sát nhất với thực tế.
Khi dự trù kinh phí chính xác sẽ giúp bạn tính toán xem việc cải tạo đó có phù hợp với khả năng tài chính của mình hay không? Nếu chưa phù hợp thì nên điều chỉnh như thế nào?
Trên đây là một số kinh nghiệm cải tạo mặt bằng kinh doanh mà Xây Dựng Kiến Vàng có được từ thực tế tư vấn và thực hiện các dự án thực tế.
Hy vọng, với những thông tin chia sẻ trên đây sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình sửa chữa, cải tạo mặt bằng kinh doanh được ứng ý.
Nếu bạn muốn được tư vấn chi tiết hơn về phương án thiết kế thi công phù hợp với nhu cầu thực tế. Hãy liên hệ với chúng tôi theo thông tin bên dưới để được hỗ trợ nhanh chóng.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng