Nội dung
Hiện nay, biện pháp chống thấm đang được đội ngũ thi công các công trình rất chú trọng, đặc biệt là vấn đề chống thấm mái bê tông vì đa số những ngôi nhà tại Việt Nam đều được đổ mái bằng bê tông. Vì thế, phải tìm cách chống thấm mái bê tông để làm sao đơn giản và hiệu quả nhất, bởi khi xử lý cục bộ ở vị trí vết nứt chỉ sau một thời gian thì lớp chống thấm sẽ nhanh chóng hỏng với độ co xéo không đồng đều.
Vậy chống thấm mái bê tông là gì? Tại sao cần chống thấm mái bê tông? Có những phương pháp nào để chống thấm mái bê tông đạt chất lượng, hiệu quả cao? Hãy cùng Kiến Vàng tìm hiểu ngay bài viết dưới đây nhé!
Tại sao chúng ta cần phải chống thấm mái bê tông?
Mái bê tông là gì?
Mái bê tông là nơi chịu được sự tác động lớn từ thời tiết, khí hậu, điển hình ở những ngày nắng, mưa quanh năm. Đây cũng chính là nguyên nhân gây ra nhiều tình trạng về nứt sàn mái bê tông, cốt thép. Và đã để hậu quả sau mỗi lần mưa là bị thấm ở góc tường, đọng nước và nhỏ giọt xuống dưới.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thấm dột sân thượng, gây nứt sàn bê tông
- Trần nhà chưa được xử lý chống thấm đàn hồi, khả năng co giãn kém.
- Sử dụng sai vật liệu chống thấm mái bê tông, vật liệu kém chất lượng.
- Đội ngũ thi công không đúng cách, kỹ thuật xử lý không đạt được hiệu quả.
- Bị tác động của môi trường, đa số vật liệu xây dựng đều có những lỗ nhỏ li ti trên bề mặt, những khe nứt do chịu sự tác động của môi trường trong quá trình thi công.
- Hư hỏng ở đường thoát nước, khiến tình trạng nước chảy liên tục trên sàn.
Các loại vật liệu chống thấm mái bê tông triệt để
Keo chống thấm sàn bê tông chuyên dụng
Đối với các bề mặt ở bê tông sàn mái nhà bị nứt, chúng ta thường dùng keo chuyên dụng – được sử dụng phổ biến có cấu tạo từ PU và Bitum.
Cách sử dụng: Dùng keo bơm trực tiếp vào để trám những vết nứt cho đến khi xử lý xong, chúng ta mới cần đến vật liệu chống thấm.
Công dụng: Có khả năng đàn hồi cao. Nhờ công dụng này, chúng ta có thể trám kín vết nứt trong thời gian dài. Có thể giãn nở thay đổi tùy vào sự tác động của thời tiết. Như thế, sàn mái bê tông sẽ không bị rạn nứt hay thấm dột vào những ngày nắng nóng hay mưa.
Chống thấm mái bằng nhựa đường
Nhựa đường – một loại vật liệu được đun nóng chảy với khả năng thẩm thấu cao. Nhựa đường còn có thể tạo ra lớp màng dày dặn, ngăn nước triệt để. Thời điểm thích hợp nhất để chúng ta quét nhựa đường đó là sau khi dùng keo bít hết vết nứt. Như thế, chúng ta mới có thể tạo ra được lớp chống thấm mái bê tông dày dặn.
Nhựa đường còn có khả năng ngăn nước một cách tuyệt đối, cùng với kết cấu lớp màng dày dặn, cộng thêm tính đàn hồi tốt hoàn toàn có thể đáp ứng được những yêu cầu trong thi công. Chúng ta có thể an tâm vì tuổi thọ của chúng kéo dài lên đến hàng chục năm.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh bề mặt chống thấm một cách sạch sẽ, sử dụng những dụng cụ chuyên dụng (búa, búi sắt, mũi đục nhọn…) để đục sạch hết lớp vữa hồ xi măng, bê tông yếu và dư thừa, đảm bảo bề mặt phải khô và sạch.
- Đun sôi nhựa đường, có thể pha thêm một lít dầu DO để nhựa đường dễ dàng thẩm thấu vào bề mặt bê tông.
- Cuối cùng, tiến hành quét lớp nhựa đường lên bề mặt bê tông (nên bắt đầu thi công vào buổi trưa có độ nắng gắt, hiệu quả sẽ cao. Và cần chuẩn bị bạt phủ để trên hoàn toàn bề mặt sàn, tránh những cơn mưa đột ngột trong khi chưa quét hết lớp).
Một lưu ý nhỏ, đó là các cổ ống thoát sàn thường phải chống thấm bằng vữa Grout không co ngót, sau đó bơm keo Epoxy quanh miệng ống, trên cùng là màng thì mới yên tâm tuyệt đối.
Vật liệu chống thấm mái bê tông bằng Flinkote
Flinkote – chất liệu sử dụng trực tiếp, được coi như là chìa khóa của không ít biện pháp thi công chống thấm mái bê tông. Nó giúp cho thợ tiết kiệm công sức và thời gian đáng kể.
Hiệu quả của việc chống thấm mái bê tông bằng Flinkote được công nhận rộng rãi trên toàn thế giới. Vì thế, không có lý do e ngại gì khi bạn đã quyết định sử dụng biện pháp này.
Chống thấm mái bê tông bằng Sika
Giống như nhựa đường, Sika cũng được dùng chống thấm mái bê tông bị nứt sau những vết nứt đã được trám. Đây cũng xem như là một trong những vật liệu phổ thông nhất, Sika có thể mang đến một lớp màng ngăn nước tốt cho toàn bộ bề mặt bê tông.
Sika – một dạng hóa chất dạng lỏng, thẩm thấu tốt. Nếu thi công bằng loại vật liệu này sẽ tương đối dễ dàng. Bên cạnh đó, Sika còn mang lại hiệu quả cao kéo dài đến hàng chục năm, và cả công trình của bạn không còn phải lo đối mặt với vấn đề thấm dột bề mặt bê tông.
Cách sử dụng:
- Vệ sinh sạch sẽ bề mặt, loại bỏ những vụn vữa, bụi bẩn, mảng rêu bám.
- Làm ẩm bề mặt bê tông, sau đó phun lớp lót Sika chống thấm Sikaproof membrane lên trên bề mặt (tỷ lệ hỗn hợp 25:45% nước sạch).
- Sau khi lớp lót khô, chúng ta sẽ quét lớp hóa chất dày không pha trực tiếp lên.
- Đợi lớp thứ nhất khô, chúng ta quét thêm từ 1 đến 2 lớp nữa.
- Chúng ta sẽ quét vữa chống thấm Sika Latex lên trên các lớp Sikaproof membrane đã thi công.
- Chúng ta xoa nền, phun phụ gia bảo vệ. Cuối cùng, chúng ta lát gạch chống thấm sân thượng sau khi hoàn thiện hết những bước trên.
3. Cách chống thấm mái bê tông hiệu quả nhất
- Xác định vị trí vết nứt chính xác nhất (sử dụng những thiết bị chuyên dụng dùng để xác định vị trí).
- Tiến hành đục gạch ngay tại vị trí vết nứt đến khi kết thúc vết nứt.
- Dùng máy mài bê tông cầm tay để mài một cách sạch sẽ cho đến vết nứt hiện ra rõ ràng hơn.
- Sử dụng máy cắt cầm tay để cắt mở rộng tại vị trí vết nứt theo hình chữ V hai bên có chiều sâu từ 2 đến 3cm.
- Vệ sinh sạch sẽ sau khi cắt.
- Sử dụng hồ dầu (kết hợp giữa xi măng trộn nước và phụ gia Latex) rưới lên bề mặt vết nứt. Tiếp theo, đổ vữa Grout lên vết nứt.
- Sau khi vữa, quét phụ gia chống thấm Masterseal 540 lên vết nứt đồng thời rải lưới thủy tinh gia cường lên ngay khi lớp chống thấm chưa khô. Sau khi lớp Masterseal 540 đã khô, quét thêm 1 đến 2 lớp nữa.
- Cuối cùng, khi khô hoàn toàn tiến hành láng vữa chống thấm (Sika Latex kết hợp với Water Seal DPC) và lát gạch. Ngâm thử nước và tiến hành nghiệm thu.
Với các biện pháp xử lý chống thấm như trên, đảm bảo rằng công trình không còn bị thấm do vết nứt, mà lại tiết kiệm chi phí rất nhiều. Đồng thời độ bền cả công trình trên hàng chục năm.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về những loại vật liệu chống thấm mái bê tông phổ biến nhất, cũng như cách sử dụng chống thấm hiệu quả mà Kiến Vàng mong muốn đem đến cho bạn. Với những bước xử lý chống thấm mái bê tông cho vết nứt như trên sẽ đảm bảo công trình sẽ không còn bị thấm do vết nứt, mà còn tiết kiệm chi phí rất nhiều lần. Hy vọng rằng những thông tin như trên sẽ giúp các bạn chọn lựa đúng vật liệu chống thấm mái bê tông,, tìm kiếm đội ngũ thi công phù hợp với giá cả và chất lượng mà bạn mong muốn. Nếu có thắc mắc nào, hãy liên hệ với Kiến Vàng ngay!
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng