Nội dung
Ngoài tác dụng thẩm mỹ và đón ánh sáng, thiết kế giếng trời còn giúp đón tài lộc vào nhà. Theo phong thủy, giếng trời có phương thẳng đứng nên tượng trưng cho luồng sinh khí của trời đất đổ vào nhà.
Ngoài ra, giếng trời còn tạo ra không gian thoáng đãng cho căn nhà, giúp giảm bớt diện tích chật hẹp và u tối. Vì vậy muốn tiết kiệm diện tích bạn có thể thiết kế giếng trời ở cạnh cầu thang.
Những lưu ý khi thiết kế giếng trời cho nhà ống
Giếng trời có cấu tạo với 3 phần chính là đỉnh giếng, thân giếng, đáy giếng. Có cấu tạo thông từ khoảng mái nhà xuống đến tầng trệt theo hướng thẳng đứng. Giếng trời sẽ phù hợp với những căn nhà có diện tích nhỏ, không có nhiều mặt thoáng.
Vị trí giếng trời
Rất nhiều vị trí trong nhà có thể đặt giếng trời như phòng khách, cầu thang, nhà bếp, hay ở giữa nhà. Thông thường, người ta sẽ thiết kế giếng trời ở cầu thang để lấy ánh sáng và thông gió. Nếu cầu thang được thiết kế ở giữa nhà thì các không gian khác sẽ xoay xung quanh. Nhờ vậy mà luồng gió và ánh sáng sẽ lan tỏa toàn bộ nội thất.
Về hướng, bạn có thể đặt giếng trời ở hướng nam hoặc đông nam. Hai hướng này đón không khí mát và có nguồn ánh sáng ổn định, không quá chói gắt. Tuyệt nhiên không nên đặt ở hướng đông và tây.
Kích thước giếng trời
Diện tích giếng trời nên dưới 5% so với diện tích sàn nhà, đặc biệt là nhà có nhiều cửa sổ. Và nên dưới 15% so với nhà ít cửa sổ. Thông thường kích thước giếng trời thông dụng từ 4 đến 6m2. Bạn có thể thiết kế theo bất kỳ hình dạng nào mà mình mong muốn như tròn, vuông, elip, ngôi sao,…
Những kích thước thông thường rất thích hợp với thiết kế nhà phố từ kích thước vừa phải đến rộng thoáng. Và cũng tùy thuộc vào độ rộng và chiều dài của căn phòng, bạn có thể thiết kế giếng trời với các kích thước khác nhau.
Mái che
Mái che của giếng trời thường được dùng nhiều nhất là tấm polycarbonate hay còn gọi là tấm lấy ánh sáng. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng các vật liệu khác như kính, bạt, tôn,…
Trang trí cho không gian giếng trời trong nhà
Không chỉ cung cấp nguồn sáng và đón gió trời thiên nhiên mà việc bố trí giếng trời cũng có giá trị thẩm mỹ cao khiến ngôi nhà có kiến trúc hoàn mỹ ấn tượng hơn. Bạn có thể sử dụng khu vực giếng trời để bố trí thêm không gian tiểu cảnh.
Một gợi ý nhỏ là tiểu cảnh có cây xanh sẽ góp phần cho không khí trong nhà dễ chịu và trong lành hơn. Sau khi liệt kê những lợi ích của giếng trời mang lại cho căn nhà thì việc thiết kế và thi công một cái giếng trời cho ngôi nhà yêu thương của bạn là một điều rất xứng đáng.
Nơi bố trí giếng trời ảnh hưởng đến phong thủy và cả tính thẩm mỹ của toàn bộ kiến trúc cả nhà.
Nếu đặt giếng trời ở bên ngoài cùng với sân vườn thì sẽ tạo nên một không gian vô cùng thư giãn, thoáng đãng. Góp phần tăng thêm sinh khí cho không gian sống của căn nhà.
Những mẫu thiết kế nhà ống 2 tầng có giếng trời đẹp
Cách thiết kế ở Việt Nam thì đa số những phòng như phòng ăn, nhà bếp thường đặt ở phía cuối sâu của ngôi nhà.
Nên nếu giếng trời được bố trí sau nhà sẽ giúp không gian của phòng ăn được thông thoáng hơn và trông cảm giác ngôi nhà sẽ rộng rãi hơn.
Cần lưu ý là khi bố trí giếng trời ở khu vực phòng ăn thì nên bổ sung thêm cây xanh hoặc suối nhân tạo để cân bằng được Mộc – Thủy tương sinh trong phong thủy.
Các vật liệu được sử dụng để xây dựng giếng trời ngày càng đa dạng và tối ưu hóa nhu cầu người sử dụng. Cho dù là chất liệu gì cũng phải đảm bảo tính thẩm mỹ, giá cả phải chăng nhằm mang lại những lợi ích tốt nhất cho người dùng. Chính những điều này đã cho ra đời tấm lợp giếng lấy sáng polycarbonate.
Loại mái che lấy sáng này được sử dụng phổ biến nhất trong các loại mái che giếng trời hiện có trên thị trường. Bởi chúng sở hữu ưu điểm của kính, đồng thời khắc phục được tất cả nhược điểm của kính.
Vật liệu này với vẻ ngoài sang trọng, bền theo thời gian, chịu lực tốt hơn so với kính mà giá thành lại cực kỳ phải chăng. Tất cả những điểm nổi bật trên sẽ mang đến một công trình giếng trời đẹp cho không gian nhà bạn.
Thiết kế giếng trời trong nhà
Giếng trời nhà ống thường được đặt ở khu vực giữa nhà để khai thác tối đa hiệu quả. Thiết kế giếng trời ở trong nhà sẽ có 3 mặt, thiết kế cho không gian hành lang, cầu thang, phòng vệ sinh và các phòng khác.
Đặt vị trí ở giữa nhà sẽ giúp giếng trời điều phối ánh sáng và gió thoáng đồng đều cho ngôi nhà, đồng thời gây ấn tượng về thị giác, thu hút tầm nhìn, làm không gian thêm lớn hơn, đẹp hơn.
Thiết kế giếng trời sau nhà
Thiết kế giếng trời sau nhà sẽ không ảnh hưởng quá nhiều tới không gian chung của ngôi nhà. Do đó mục đích lấy sáng, đón thoáng dễ dàng và không yêu cầu thiết kế quá cầu kỳ.
Nếu như thiết kế giếng trời ở phía sau, nếu bạn xây ở hướng gió mạnh thì nên giảm diện tích kích thước giếng trời, để đảm bảo điều tiết gió cho ngôi nhà. Nếu thiết kế giếng trời nhà phố ở phía sau thì có thể không cần làm mái che để tiết kiệm chi phí.
Giếng trời cuối nhà
Với đặc thù của những mẫu nhà phố, thiết kế giếng trời khoa học sẽ giúp việc điều hòa không khí trở nên dễ dàng và hài hòa hơn. Khi thiết kế giếng trời nhà phố ở cuối nhà, bạn cần phải chú ý nhiều yếu tố, nếu không hiệu ứng sẽ không như ý:
Có thế tạo điểm nhấn ở những bức tường trơn để không gian thêm phần ấn tượng.
Sử dụng tiểu cảnh hợp lý để đảm bảo phân bố không gian, vừa đón nắng và cản nắng khoa học.
Phía cuối nhà thường gần với không gian sinh hoạt, nơi qua lại, nên không treo đèn, hay chậu cây, vật trang trí to nặng vì có thể gây nguy hiểm cho không gian sinh hoạt.
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng