Nội dung
Cầu thang là một trong những chi tiết quan trọng trong không gian nhà ở, ngoài chức năng là lối đi lên tầng liên kết không gian, cầu thang còn đóng vai trò như một yếu tố trang trí đặc biệt của các ngôi nhà.
Vậy thiết kế cầu thang nhà ống sao cho hợp lý, đẹp, hợp phong thủy, tiết kiệm không gian và đảm bảo an toàn? Hãy cùng Xây Dựng Kiến Vàng tìm hiểu trong bài viết này để biết thêm thông tin, cũng như tham khảo những mẫu cầu thang nhà ống đẹp phù hợp với xu hướng xây dựng hiện đại.
>>> Nếu bạn đang tìm kiếm một giải pháp thiết kế nhà đẹp >> Tìm hiểu ngay về dịch vụ thiết kế nội thất tại Kiến Vàng ngay tại đây.
Những yếu tố cần lưu ý để có cầu thang đẹp
Xét về tổng thể của ngôi nhà, mỗi khu vực chức năng và không gian đều cần được bố trí khoa học và hợp lý mới có thể đảm bảo được công năng sử dụng, cũng như tính thẩm mỹ mà gia chủ mong muốn. Đối với cầu thang cũng vậy, khi lên phương án thiết kế cần lưu ý những yếu tố quan trọng sau đây.
Vị trí
Vị trí đặt cầu thang thường thấy nhất trong các mẫu nhà ống, nhà phố là cuối nhà, giữa nhà, hoặc theo hướng giếng trời,… Tùy vào diện tích và hình dáng của căn nhà để lựa chọn vị trí sao cho phù hợp và tiết kiệm diện tích nhất có thể.
Đối với những ngôi nhà ống có diện tích hẹp, dài: Cầu thang sẽ được đặt cuối nhà, hoặc giữa phòng khách và phòng bếp. Với vị trí này, cầu thang sẽ chiếm ít diện tích, không gây ảnh hưởng đến tổng thể không gian sinh hoạt.
Đối với những ngôi nhà phố hạn chế về ánh sáng: Cầu thang sẽ được đặt theo vị trí giếng trời, cạnh thông tầng, ngoài việc tối ưu diện tích mà còn giúp cầu thang nhận thêm được ánh sáng nhiều hơn.
Đối với những căn nhà phố có chiều ngang và chiều dọc cân bằng, không chênh lệch quá nhiều về kích thước: Cầu thang sẽ được bố trí sát tường, giúp ngôi nhà trông rộng rãi và dễ di chuyển lên tầng hơn.
Bố cục
Sau khi đã chọn được vị trí đặt cầu thang cho ngôi nhà, bạn cần tính đến bố cục và diện tích thực tế của cầu thang, sao cho không chiếm quá nhiều không gian, vừa dễ di chuyển, vừa có thể tạo sự thoải mái trong góc nhìn và sinh hoạt hằng ngày trong ngôi nhà.
Có rất nhiều loại cầu thang phù hợp với từng không gian và quy mô của ngôi nhà như: cầu thang thẳng, cầu thang chữ L, cầu thang chữ U, cầu thang xoắn ốc,…
Điểm quan trọng trong bố cục cầu thang cho nhà ống chính là yếu tố tối ưu về không gian nhỏ hẹp của các mẫu nhà phố, nhà ống ngày nay. Ngoài diện tích sàn, các KTS còn đưa ra các phương án như tích hợp không gian bên dưới cầu thang để làm giá sách, kệ tủ trang trí, hoặc một kho nhỏ. Điều này không chỉ tạo được bố cục nội thất khoa học, còn mang lại yếu tố trang trí cho cả căn nhà.
Bên cạnh đó, trong những mẫu nhà phố hiện nay, bạn có thể nhận thấy cầu thang thường kết hợp giếng trời tạo ra sự thông thoáng cần có cho ngôi nhà. Đây là thiết kế thường thấy và được các gia chủ lựa chọn rất nhiều. Giúp làm đẹp thêm ngôi nhà, khiến khí lưu thông từ tầng một lên các tầng trên trong nhà được thông suốt.
An toàn
Ngoài đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ, bố cục không gian tiện nghi, khi lựa chọn mẫu cầu thang đẹp cho nhà ống, bạn còn cần quan tâm đến vấn đề an toàn khi sử dụng. Đặc biệt là đối với những gia đình có trẻ nhỏ, người già, thì an toàn là yếu tố hàng đầu khi lựa chọn phương án thiết kế.
Tiêu chuẩn trong thiết kế cầu thang đẹp cho nhà ống
- Về kết cấu cầu thang bộ, khi thiết kết thân thang bê tông cốt thép thường có chiều dài lớn hơn chiều rộng nhiều lần, thân thang có dầm làm việc như bản chịu lực theo một phương.
- Để chống mômen có thể làm thân thang xoay tự do, phải bẻ cốt thép ngang (cách 1 bẻ 1) lên phía trên bản thân thang. Bản thân thang phải cắm vào tường > 100 mm.
- Dầm thân thang ở ba phía nhưng phía trên và phía dưới chính là dầm chiếu nghỉ. Dầm chiếu nghỉ sẽ nói ở mục chiếu nghỉ. Ở đây chỉ nói dầm dọc thân thang (còn gọi là cốn thang).
- Dầm này được tính toán theo cường độ và độ cứng, như dầm đơn một nhịp và cũng có tiết diện chữ nhật. Nếu lấy theo cấu tạo thì chọn tiết diện 70 X (180 – 300) (mm) và đặt 1 (ị) 12 ở phía dưới, 1 độ 10 ở phía trên, cốt thép dai một nhánh <ị> 6 cách nhau 150 mm. Dầm dọc này thường dặt phía trên bản thân thang (dầm treo).
- Thân thang không có dầm đỡ thì đặt cốt thép dày hơn: theo chiều ngang (rộng) đặt 9 – 10 tỉ lệ 6/1 m dài, theo chiều dọc đặt ộ 6 cách nhau a = 150 mm và ở mép ngoài (đối diện với tường) nên tăng cường I – 2 độ 10 – 12.
- Dầm chiếu nghỉ làm việc như dầm đơn một nhịp, hai đầu tỳ lên tường lồng cầu thang. Vì lực cắt ở gối của dầm này lớn và ờ giữa dầm bị cốt thép chịu lực của dầm thân thang neo vào nên ở gối và giữa dầm đặt cốt thép đai (ị) 6 dày hơn (cách nhau 100 -120 mm), còn ở các chỗ khác cùa dầm thì dặt cách nhau 120 – 160 mm.
Chiếu nghỉ
Chiếu nghỉ, theo đúng như tên của nó, chiếu nghỉ là nơi nghỉ chân tạm thời khi đang đi cầu thang. Trong thiết kế kiến trúc, chiều rộng của chiếu nghỉ không được bé hơn chiều rộng của thân thang. Chiếu nghỉ phải hợp lý và thuận tiện cho việc đi lại. Chiếu nghỉ thường được thiết kế ở khoảng giữa của số bậc tức là khoảng bậc thứ 13 đến 15.
Khoảng trống này tạo cho người đi lại có cảm giác thoải mái & cũng phù hợp với tiêu chuẩn thiết kế cầu thang. Đối với những cầu thang dành cho nhà phố có diện tích nhỏ bạn có thể tùy chỉnh vị trí của chiếu nghỉ sao cho phù hợp. Nhưng lưu ý nên đặt chiếu nghỉ ở những bậc thang lẻ.
Kích thước
Theo như tiêu chuẩn áp dụng cho mẫu nhà nhà ống hiện đại ở Việt Nam hiện nay, kích thước của cầu thang sẽ được chia ra như sau:
- Độ rộng trung bình của cầu thang thường được thiết kế là từ 75 – 120 cm.
- Chiều cao của toàn bộ cầu thang là 16-19cm.
- Đối với các bậc thang thì độ rộng trung bình của một bậc thang là 24 – 27 cm.
- Đối với những công trình cao cấp hay biệt thự, độ rộng của cầu thang có thể từ 1,5m trở lên.
Ở kích thước tiêu chuẩn đó, cầu thang sẽ không bị dốc và hẹp. Người đi lại sẽ thong thả, không bị mất sức. Chiều cao của lan can được tính từ trung tâm của mặt bậc thang đến mặt trên của tay vịn, kích thước chuẩn khoảng tầm 90cm.
Phong thủy khi chọn mẫu cầu thang nhà ống đẹp
Để tránh những yếu tố không may mắn đến gia chủ, các KTS sẽ tư vấn trước khi lên phương án thiết kế, thường sẽ lưu ý những điểm sau:
- Không nên xây cầu thang có độ dốc cao.
- Không đặt cầu thang đối diện bếp.
- Tránh để cầu thang nhìn thẳng vào bếp.
- Tránh để cầu thang đối diện nhà vệ sinh.
- Tránh xây dựng cầu thang chính giữa ngôi nhà.
- Bố trí và đặt cầu thang nơi có nhiều ánh sáng.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lưu ý cầu thang phải luôn được xây hoàn chỉnh và không hở ở các bậc. Khi đó, các nguồn vượng khí sẽ không bị phân tán, chạy theo dòng xuyên suốt lên các phòng tầng trên. Hơn nữa, cầu thang kín còn đảm bảo an toàn cho trẻ nhỏ trong nhà hơn cầu thang hở.
Những mẫu cầu thang đẹp nhà ống hiện nay
Ngày nay trong các thiết kế nhà ở, cầu thang thẳng được sử dụng phổ biến với kiểu dáng thẳng, đơn giản độ dốc vừa phải, có thể sử dụng nhiều loại vật liệu khác nhau như gỗ, kính hay gach.
Tùy thuộc vào điều kiện cụ thể mà lựa chọn loại cầu thang phù hợp nhất sao cho vừa tiện dụng và mang lại vẻ đẹp cho căn nhà.
Trong bất kỳ mẫu nhà nào cũng nên đảm bảo không gian cầu thang ở vị trí thông thoáng, có ánh sáng đầy đủ và gọn gàng, đẹp mắt.
Với những chia sẻ ngắn trong bài, hy vọng bạn phần nào có được những lưu ý và ý tưởng khi lựa chọn mẫu cầu thang phù hợp với ngôi nhà của mình. Nếu bạn muốn tham khảo thêm những mẫu cầu thang đẹp, hoặc nội thất nhà phố hiện đại. Hãy liên hệ với Xây Dựng Kiến Vàng để được tư vấn nhanh chóng và chính xác nhất.
>>> Cập nhật bảng giá dịch vụ mới nhất tại Kiến Vàng với link bên dưới:
- Bảng giá thiết kế >>> Link
- Bảng giá xây dựng trọn gói >>> Link
- Bảng giá thi công nội thất trọn gói >>> Link
Công ty TNHH Thiết Kế - Xây Dựng - Trang Trí Nội Thất Kiến Vàng